Trong báo cáo “Xu hướng nhân tài toàn cầu năm 2022” của công ty quản lý tài sản Mercer, Mỹ, 76% lãnh đạo cấp cao và các chuyên gia nhân sự cho rằng đại dịch đã buộc doanh nghiệp tái thiết kế các mô hình nhân sự. Tuy nhiên, tái thiết kế như thế nào để bắt nhịp với thời đại là một bài toán không hề dễ. Dưới đây là ba gợi ý từ bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương - Giám đốc bộ phận Tư vấn nhân sự của Talentnet.
Sau hai năm đại dịch, nhu cầu và mong đợi của người lao động có sự thay đổi rõ rệt. Người lao động rõ ràng hơn về kỳ vọng công việc, cũng như quan tâm hơn đến sức khoẻ và các giải pháp phát triển dài hạn. Theo khảo sát “Xu hướng nhân tài toàn cầu 2022” do Mercer thực hiện, 33% nhân viên cho hay họ sẵn sàng thay thế việc được tăng lương bằng các phúc lợi chăm sóc toàn diện cho bản thân và gia đình.
Về phía doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cũng dần nhận ra lực lượng lao động, môi trường làm việc và những phúc lợi phù hợp với nhu cầu và bối cảnh mới là điều cần thiết để giữ chân nhân tài.
Cũng theo báo cáo “Xu hướng nhân tài toàn cầu 2022”, các CEO đồng ý rằng sự phát triển toàn diện (well-being) của nhân viên là sáng kiến quan trọng thứ 2 giúp nâng cao lợi nhuận trên đầu tư (ROI) cho doanh nghiệp trong 2 năm sắp tới.
86% doanh nghiệp cho biết sẽ đầu tư đa dạng các phúc lợi và hệ thống hoàn chỉnh để quản lý và vận hành các phúc lợi cá nhân hóa cho từng nhóm người lao động. Người làm nhân sự cũng đang đứng trước các áp lực phải ứng biến linh hoạt trước những nhu cầu đa dạng, khó đoán từ đội ngũ lao động, vừa đảm bảo mức độ bền vững nhất định.
Tại hội thảo “Chiến thuật mới cho doanh nghiệp và những người làm nhân sự” do Talentnet tổ chức tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương - Giám đốc bộ phận Tư vấn nhân sự, Talentnet - nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần nhân viên.
"Muốn chăm sóc sức khỏe tổng thể trong doanh nghiệp tốt thì trước hết, bạn nên chăm sóc sức khỏe của đội ngũ nhân sự nội bộ trước. Họ là những người đầu tiên chịu áp lực của sự thay đổi và là đội ngũ thực thi giúp doanh nghiệp cân bằng được thực tại, cũng như bắt kịp xu hướng thị trường. Chính vì thế, cần ưu tiên nâng cao kỹ năng và nâng tầm năng lực của đội ngũ này trước tiên” - bà nói.
Trước những thay đổi của thời cuộc, việc áp dụng các “công thức mới” để nâng cao tinh thần đội ngũ, giữ chân nhân sự là điều cần thiết. Do đó, bà Quỳnh Phương gợi ý 3 phúc lợi mới mà bộ phận nhân sự có thể áp dụng để “mở khóa” trái tim nhân sự trong giai đoạn hiện tại.
Đầu tiên là xây dựng chương trình chăm sóc sức khoẻ từ xa. Theo Báo cáo phúc lợi năm 2022 của Talentnet, 10% doanh nghiệp đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ xa và mở rộng phạm vi bảo hiểm cho cả vợ/chồng, con cái cho người lao động. Việc cung cấp các gói chăm sóc sức khoẻ này giúp nhân viên an tâm phần nào, khi vẫn có thể tiếp cận hệ thống y tế trong trường hợp không thể đến bệnh viện trực tiếp.
Bí quyết thứ hai là tạo điều kiện cho nhân viên tăng kỹ năng, từ đó thêm gắn bó với công ty. Khảo sát của Mercer năm 2022 cho thấy 91% nhân viên đang cố gắng học thêm một kỹ năng mới. Có thể nói, tái đào tạo không chỉ là ưu tiên của doanh nghiệp, mà còn là mong muốn của người lao động trong bối cảnh mới. Do đó, chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, khuyến khích cơ hội học tập ở nhân viên sẽ là chìa khóa giúp họ gắn bó với doanh nghiệp.
Bí quyết thứ 3 là xây dựng quỹ hưu trí để trù bị cho tương lai. Quỹ hưu trí là một loại phúc lợi khá phổ biến trên thế giới. Tại Mỹ, có hơn 90% doanh nghiệp đang áp dụng chính sách này cho nhân viên (theo khảo sát của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Mỹ - SHRM). Khi tham gia phúc lợi này, mỗi tháng nhân viên và doanh nghiệp sẽ đóng góp một số tiền nhất định vào quỹ, công ty quản lý quỹ sẽ đem phần này đi đầu tư. Nhân viên sẽ nhận được khoản sinh lời khi đến tuổi nghỉ hưu.
Mới đây, Talentnet và Dragon Capital đã giới thiệu chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. Với chương trình này, các doanh nghiệp có thêm một hình thức mới để đa dạng hóa phúc lợi cho nhân viên, đảm bảo sức khỏe tài chính của người lao động ngay cả khi nghỉ hưu.
“Trong bối cảnh mới, người lao động không chỉ mong muốn lương cao hay công việc ổn định, họ mong mỏi một chính sách toàn diện, được cá nhân hóa theo đúng nhu cầu của họ. Thay vì đi theo lối cũ, doanh nghiệp nên mạnh dạn đổi mới với những phúc lợi đa dạng hơn để 'chạm' đúng nhu cầu của người lao động. Đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp giữ chân và thu hút nhân tài” - bà Quỳnh Phương kết luận.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Xin tòa khoan hồng cao nhất cho cô ruột Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nói vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nhiều người đã chết.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Trong bối cảnh lạm phát giảm và đồng Việt Nam tăng giá, ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ không tăng lãi suất.