Thứ tư, 24/04/2024

5 lời khuyên ứng phó với suy thoái kinh tế

06/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Theo chuyên gia tài chính, lạm phát gia tăng, giá tiêu dùng tăng vọt, các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự bất ổn trên thị trường toàn cầu và tình trạng thiếu lao động sẽ sớm dẫn đến một cuộc suy thoái.


5 lời khuyên ứng phó với suy thoái kinh tế - Ảnh 1.

Theo chuyên gia, một cuộc suy thoái đang đến gần (Ảnh: Freepik).

Không ít người đang lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế đang rình rập. Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác khi nào nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu đi nhưng tin tốt là hiện tại kinh tế vẫn chưa suy thoái.

Điều đó có nghĩa bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn chuẩn bị tài chính sẵn sàng ứng phó khi suy thoái xảy ra.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của chuyên gia dành cho bạn.

Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết

Gần đây, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, trong đó có những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và thực phẩm. Đã đến lúc bạn phải xem xét lại ngân sách và xác định một số khoản chi tiêu cần cắt giảm như các dịch vụ hoặc sản phẩm không phải là đồ thiết yếu.

Không có sự tuyệt đối rõ ràng trong xác định một nhu cầu hay mong muốn đó là thiết yếu hay không vì có những thứ có vẻ như không cần thiết với một số người nhưng lại là cần thiết với người khác. Quan trọng là bạn cần cân nhắc các ưu tiên hiện tại của bạn với các mục tiêu dài hạn.

Lập quỹ khẩn cấp

Một quỹ khẩn cấp là hoàn toàn cần thiết cho dù có suy thoái hay không. Khoản tiết kiệm này giúp bạn tránh phải vay tiền để trang trải các chi phí không lường trước được như sửa chữa, chữa bệnh hoặc mất việc làm.

Thật ngạc nhiên khi rất nhiều người không chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ. Theo một nghiên cứu từ Bankrate, 25% người Mỹ nói rằng họ không có khoản tiết kiệm nào cho trường hợp khẩn cấp.

Ban đầu, bạn nên để vào quỹ số tiền tương ứng 6 tháng chi tiêu, bao gồm chi cho các khoản cần thiết như tiền thuê nhà, điện nước và hàng tạp hóa. Con số đó thoạt nghe có vẻ cao, nhưng bạn hoàn toàn có thế xây dựng nên khoản tiết kiệm từ những đóng góp nhỏ theo thời gian.

Trả hết nợ lãi suất cao càng sớm càng tốt

Điều cuối cùng bạn muốn giải quyết trong thời kỳ suy thoái là khoản nợ lãi cao đang đè nặng lên bạn. Lãi suất có thể tăng cao hơn nữa, khiến bạn phải trả một số tiền lãi khổng lồ hàng năm.

Sau khi trả hết nợ, bạn sẽ có đủ ngân sách để đầu tư vào những việc khác, chẳng hạn như phát triển quỹ khẩn cấp hoặc bù đắp cho việc tăng giá tiêu dùng.

Suy nghĩ về sự nghiệp

Các cuộc suy thoái lịch sử đi đôi với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, điều đó có nghĩa là bạn cần chuẩn bị sự nghiệp cho thời kỳ suy thoái tiếp theo.

Bạn hãy duy trì  liên lạc với những người khác trong lĩnh vực của bạn. Thông thường, giáo dục đại học đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, vì vậy đây có thể là lúc bạn quay lại trường học nếu bạn có ý định. Thêm các kỹ năng mới hoặc củng cố những kỹ năng hiện tại của bạn có thể mang lại cho bạn lợi thế trong một thị trường việc làm cạnh tranh hơn trong tương lai.

 Giữ bình tĩnh và tiếp tục kế hoạch

Cuộc suy thoái có thể khiến bạn lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là khi liên quan đến các khoản đầu tư. Việc khoản đầu tư bị lỗ có thể đáng lo ngại, nhưng điều quan trọng là bạn không nên có những động thái bồng bột.

Thay đổi chiến lược đầu tư có thể gây bất lợi cho bạn về lâu dài bởi thị trường thường phát triển trong dài hạn và hoạt động theo những cách bạn có thể không ngờ tới. Một ví dụ điển hình là thị trường chứng khoán đã phục hồi hoàn toàn sau khi giảm hơn 30% vào tháng 3/2020.

Để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái trong tương lai, bạn chỉ cần xem xét và cân bằng lại một số khoản đầu tư. Có một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại trong một thị trường đầy biến động.

Chắc chắn suy thoái kinh tế sẽ khiến mọi người lo lắng. Tuy nhiên, với một kế hoạch cụ thể chuẩn bị trước, bạn có thể kiểm soát tốt tình hình, do đó giảm bớt căng thẳng. Hãy nhớ, không bao giờ là muộn để kiểm tra lại tình hình tài chính và bây giờ là thời điểm phù hợp để bạn bắt đầu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoãn đợt đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 22/4 do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu. Dự kiến sẽ tổ chức lại vào ngày mai.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

10 giờ sáng nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành đấu thầu vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (TP Hà Nội). Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.