Trong khuôn khổ sự kiện "Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM năm 2023" với chủ đề "Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số", UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các nền tảng số quy mô toàn thành.
Thứ nhất, Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM, đây là nền tảng số thống nhất về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố.
Hệ thống đáp ứng tất cả các TTHC do thành phố ban hành, hướng đến phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trực tuyến được tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm; Góp phần xây dựng thành công Hệ thống quản trị TP.HCM trên các nền tảng số và hướng đến xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.
Thứ hai, Hệ thống Quản trị thực thi của thành phố trên các nền tảng số, đây là nền tảng số thực hiện tổng hợp báo cáo Kinh tế - Xã hội TP.HCM thông qua các chỉ tiêu tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố và tích hợp khai thác tự động từ kho dữ liệu dùng chung.
Hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số bước đầu làm thay đổi cách chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động thành phố từ thủ tục, báo cáo văn bản giấy tờ sang điều hành hệ thống thông tin, tương tác theo thời gian thực.
Thứ ba, Hệ thống Bản đồ số TP. HCM, đây là nền tảng bản đồ số dùng chung cho toàn thành phố. Thông qua nền tảng này, thành phố tích hợp các dữ liệu không gian và thuộc tính của các đơn vị liên quan trên địa bàn, hình thành kho dữ liệu dùng chung để phục vụ chia sẻ, khai thác cho các phần mềm ứng dụng của cơ quan, đơn vị.
Hệ thống cung cấp bộ dữ liệu bản đồ nền chất lượng cao, đa dạng, bao gồm thông tin về địa chỉ, đường giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, hành chính, và nhiều lĩnh vực khác.
Thứ tư, Hệ thống tiếp nhận trả lời và xử lý phản ánh, kiến nghị người dân qua tổng đài 1022. Tổng đài 1022 là đầu mối tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến đường dây nóng của Thành ủy; là nền tảng tương tác, kênh giao tiếp chính giữa người dân và chính quyền thành phố với 5 kênh tiếp nhận và 15 lĩnh vực phản ánh.
Thứ 5, Hệ thống đánh giá chỉ số Chuyển đổi số TP.HCM (HCM DTI) được triển khai trong năm 2023. Đây là hệ thống theo dõi, đánh giá khách quan mức độ thực hiện chuyển đổi số (bao gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố.
Bộ chỉ số HCM DTI được xây dựng dựa trên 6 chỉ số chính, 32 chỉ số thành phần và được tổng hợp, đo lường tự động bằng công nghệ giúp chỉ rõ các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho các sở, ban, ngành để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số TP.HCM.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhấn mạnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM và Năm dữ liệu số quốc gia năm 2023.
"Thành phố đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số; tổ chức hoạt động phổ biến, hỗ trợ người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số", ông Dương Anh Đức chia sẻ.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.