Chủ nhật, 28/04/2024

6 dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng vốn

15/10/2022 6:00 PM (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi Chính phủ dự thảo báo cáo Quốc hội về tiến độ triển khai 6 dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

6 dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng vốn - Ảnh 1.

Đến nay chỉ có duy nhất tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và đưa vào vận hành.

Theo dự thảo báo cáo, tất cả các dự án này đều chậm tiến độ, đội vốn và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Tại Hà Nội, các dự án đường sắt đô thị đã được bố trí hơn 36.600 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và xây dựng 4 tuyến. Trong đó, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi được bố trí hơn 2.200 tỷ đồng; tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được bố trí gần 1.000 tỷ đồng; tuyến Cát Linh - Hà Đông được bố trí hơn 16.300 tỷ đồng; tuyến Nhổn - ga Hà Nội được bố trí hơn 17.000 tỷ đồng.

Tới nay, duy nhất tuyến Cát Linh - Hà Đông hoàn thành đưa vào khai thác thương mại. Tuyến Nhổn - ga Hà Nội cơ bản hoàn thành đoạn trên cao, dự kiến, cuối năm nay khai thác thương mại, còn đoạn đi ngầm phải lùi tiến độ hoàn thành tới năm 2027.

Với tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, hiện, đã triển khai thiết kế kỹ thuật, nhưng tạm dừng triển khai, Bộ GTVT đang làm thủ tục bàn giao hồ sơ để Hà Nội tiếp tục thực hiện. Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang điều chỉnh dự án để triển khai các bước tiếp theo.

Tại TP Hồ Chí Minh, tới nay ngân sách đã bố trí gần 30.000 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện thi công 2 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, tuyến Bến Thành - Suối Tiên đã được bố trí gần 24.000 tỷ đồng, tuyến Bến Thành - Tham Lương được bố trí trên 5.500 tỷ đồng.

Dự kiến, tới năm 2023, tuyến Bến Thành - Suối Tiên sẽ hoàn thành để đưa vào khai thác, trong khi tuyến mới tới bước giải phóng mặt bằng. Đánh giá về các dự án trên, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận do các dự án có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật khó khăn.

Mặt khác, dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; các đơn vị thực hiện chưa có kinh nghiệm thực tiễn; các gói thầu ngoài việc thực hiện tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam còn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định phía nhà tài trợ, trong khi, yêu cầu ràng buộc theo Hiệp định vay đan xen khác nhau theo nhà tài trợ nên khi triển khai gặp nhiều vướng mắc…

Ngoài ra, công tác nghiệm thu, thử nghiệm theo các tiêu chuẩn nước ngoài trong khi chưa có tiêu chuẩn tương đương ở Việt Nam mất nhiều thời gian; công tác chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống cho việc vận hành gặp nhiều thay đổi về quy định pháp lý và hướng dẫn từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, dự án liên quan nhiều lĩnh vực, triển khai đầu tiên tại Việt Nam thực hiện theo các quy định hợp đồng nước ngoài và trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh quy định pháp luật Việt Nam nên cần phải rà soát thận trọng những bước thực hiện, quản lý dự án nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật trong nước và tuân thủ quy định của điều ước quốc tế và quy định các thỏa thuận vay vốn.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương, bộ, ngành liên quan kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để đưa dự án vào vận hành, khai thác theo tiến độ.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.