Theo báo cáo tài chính công bố, tổng doanh thu hoạt động trong quý II/2022 của Chứng khoán SSI đạt 1.578,8 tỷ đồng tỷ đồng. Những nguồn thu chính của công ty bao gồm: Hoạt động tự doanh, cho vay margin, môi giới chứng khoán, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Chi tiết theo từng mảng hoạt động, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận lãi lỗ (FVTPL) là 423,1 tỷ đồng, giảm 27% so với năm ngoái. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 483 tỷ đồng, tăng 42,9%.
Do sự sụt giảm về thanh khoản thị trường, doanh thu mảng môi giới chứng khoán của Chứng khoán SSI giảm 27,9% xuống 449,8 tỷ đồng. Nguồn thu lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 123,3 tỷ đồng.
Trong quý II, chi phí hoạt động của Chứng khoán SSI giảm 11,1% xuống còn 653,5 tỷ đồng do lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL cũng sụt tương ứng.
Các hoạt động kinh doanh khác tiếp tục được Công ty duy trì ổn định. Doanh thu từ hoạt động Đầu tư và Nguồn vốn & Kinh doanh Tài chính đạt lần lượt 425,7 tỷ đồng và 170 tỷ đồng.
Hoạt động Đầu tư tiếp tục được duy trì trên cơ sở thận trọng, tăng tỷ trọng đầu tư vào các trái phiếu có lợi suất cao và thuộc nhóm an toàn có tài sản đảm bảo thanh khoản cao và thu hẹp bớt danh mục đầu tư cổ phiếu. Bên cạnh đó, Công ty cũng dự kiến sẽ phát hành thêm chứng quyền mới trong nửa cuối năm 2022, khi mặt bằng giá đã thấp hơn nhiều so với đầu năm, giúp nhà đầu tư tăng khả năng sinh lời.
Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư & doanh thu khác ghi nhận 36,7 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả là, Chứng khoán SSI báo lãi trước thuế và sau thuế trong quý II lần lượt là 518,1 tỷ đồng và 416 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, SSI ghi nhận khoản doanh thu 3.585,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế là 1.375,6 tỷ đồng và 1.100,1 tỷ đồng, tăng lần lượt 11,7% và 10,9% so với 6 tháng đầu năm 2021.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Chứng khoán SSI là 42.752 tỷ đồng, giảm hơn 7.600 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 13.910,6 tỷ đồng.
Cùng xu hướng với nhiều công ty chứng khoán lớn trên thị trường, quy mô cho vay ký quỹ của SSI điều chỉnh giảm trong quý II xuống còn 14.560 tỷ đồng. Tuy nhiên, SSI vẫn là đơn vị có quy mô cho vay margin lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến đợt giảm mạnh, chỉ số VN-Index để mất mốc 1.200 điểm về mức 1.197,6 tại phiên cuối tháng 6/2022; định giá P/E VN-Index chỉ còn 13 lần, thấp hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 15 lần.
Khép lại 6 tháng đầu năm 2022, vốn hóa toàn thị trường tương ứng giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng trong đó riêng sàn HOSE đã mất 1,08 triệu tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE ghi nhận trong tháng 6/2022 chỉ đạt 13.182 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và giảm 57% so với đỉnh ghi nhận tháng 11/2021.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.
Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.
Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.