Duy trì sản xuất liên tục
Kể từ khi các tỉnh thành bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, các nhà máy của Acecook Việt Nam ở cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam đều áp dụng mô hình sản xuất "3 tại chỗ", cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch theo quy định để duy trì sản xuất và cung ứng các sản phẩm chủ lực cho người tiêu dùng.
Công ty đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại tất cả chi nhánh và nhà máy trực thuộc theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, công ty thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19; kiểm soát chặt chẽ công tác 5K đối với cán bộ nhân viên của công ty và khách hàng, nhà cung cấp khi ra vào công ty và nhà máy.
Bên cạnh đó, công ty còn trang bị cho các nhà máy hệ thống đo thân nhiệt độ tự động tầm soát hàng ngày để đảm bảo an toàn, thay thế cách làm thủ công đo từng người. Định kỳ thực hiện việc tổ chức xét nghiệm nhanh kiểm soát nguy cơ lây nhiễm cho công nhân và tuyên truyền cho người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng, chống dịch tại nơi sản xuất.
Ngoài ra, Acecook cũng đưa ra các giải pháp để có thể duy trì sản xuất trong những tình huống "đứt gãy" nguyên liệu hay trong những thời điểm gặp một số khó khăn trong vấn đề cung ứng hàng hóa ra thị trường. Ví dụ, khi các đối tác vận tải của công ty có nghi vấn về sức khỏe dẫn đến tình trạng không đủ xe tải vận chuyển hàng hóa, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị,… làm ảnh hưởng đến việc trung chuyển hàng hóa thành phẩm tại các chi nhánh, nhà máy của công ty...
Dù vậy, việc áp dụng mô hình sản xuất "3 tại chỗ" vẫn gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp khác. Đó là khu vực sinh hoạt được trang bị trong thời gian rất ngắn, không có không gian riêng tư nên không thực sự thoải mái như ở nhà. Cộng với tâm lý người lao động lo lắng cho gia đình sau một thời gian dài ở lại trong nhà máy... Vì vậy, công ty cũng cố gắng thực hiện một số giải pháp nhằm khích lệ người lao động, cố gắng tiếp tục hợp tác, chăm lo cho sức khỏe cũng như tinh thần của họ… và vẫn duy trì sản xuất liên tục.
Chăm lo cho người lao động, giữ ổn định giá bán
Với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu mì ăn liền của người dùng đang tăng mạnh, vì đây là sản phẩm có thể dự trữ dài hạn hơn các loại thực phẩm tươi sống. Để đáp ứng nhu cầu cho người dân, Acecook đã thực hiện các giải pháp như sản xuất hết công suất có thể ngay cả trong điều kiện hạn chế, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có tỉ trọng bán hàng cao.
Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", năng suất của công ty cũng bị sụt giảm rất nhiều so với bình thường, do số lượng lao động đăng ký 3 tại chỗ cũng giảm chỉ chiếm khoảng một nửa tổng số lao động. Mặc dù có nhiều khó khăn và áp lực trong thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, nguồn cung ứng nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa… nhưng Acecook Việt Nam vẫn luôn thực hiện chủ trương tuyệt đối không vì lý do dịch bệnh mà thay đổi giá bán.
Bên cạnh đó, để người tiêu dùng đa dạng món ăn và tự cân bằng dinh dưỡng với sản phẩm mì ăn liền, công ty luôn gợi ý chế biến món ăn với mì cùng với thịt, trứng, rau,... để cân bằng dinh dưỡng (tham khảo thêm tại website acecookvietnam.vn và trang Facebook Acecook Việt Nam).
Ngoài việc đảm bảo sản xuất, duy trì ổn định giá bán, công ty cũng xây dựng chính sách và quy chế lương đối với người lao động làm việc tại nhà. Nếu người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh (F1, F0)… đều có chính sách hỗ trợ để mọi người an tâm.
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam, chia sẻ: "Khi thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", vấn đề quan trọng là quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của người lao động, chúng tôi còn xem xét thực hiện các giải pháp khác như khảo sát tâm lý hiện tại của lực lượng lao động này, hỗ trợ gia đình của họ…
Ngoài ra, dịch Covid - 19 đang tác động lên nhiều mặt của chuỗi cung ứng, không chỉ khiến sản lượng sản xuất tại các nhà máy giảm, mà còn gây khó khăn cho việc nhập nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa. Đây là tình trạng khủng hoảng mà trước đây doanh nghiệp chưa từng trải qua, tuy nhiên chúng tôi đang nỗ lực hết sức trong khả năng có thể để cung cấp sản phẩm an toàn đến người dân Việt Nam", ông Kajiwara Junichi nhấn mạnh.
Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các thực phẩm ăn liền, Acecook Việt Nam cam kết sẽ luôn mang đến những sản phẩm đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại sự an tâm về sức khỏe cho người tiêu dùng. Hy vọng rằng bằng tất cả sự quyết tâm và đồng lòng, chung tay của toàn xã hội, Việt Nam sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh và những điều tốt đẹp sẽ đến với Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.