Động thái ra mắt cửa hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam diễn ra sau khi Apple cũng khai trương nhiều cửa hàng trực tiếp đầu tiên ở Ấn Độ. Apple muốn người dùng ở Việt Nam – một nền kinh tế đang phát triển nhanh Đông Nam Á có thể mua trực tiếp bất kỳ sản phẩm nào của Apple.
CNN đánh giá, các thị trường như Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia đang trở nên quan trọng hơn đối với Apple khi tốc độ tăng trưởng của thương hiệu này ở các thị trường phát triển bị chậm lại và công ty này sẽ phải tập trung vào những nơi trước đây ít hoạt động hơn.
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã chỉ ra triển vọng của công ty này tại các nền kinh tế mới nổi, gọi đây là những điểm sáng trong kết quả tài chính của công ty. Trong một cuộc họp tháng này, ông Cook cho biết ông "đặc biệt hài lòng" với hiệu suất tại các thị trường này trong ba tháng đầu năm.
Bất chấp tin tốt này, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại California cũng báo cáo mức giảm doanh thu hàng quý thứ hai liên tiếp. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm rộng lớn hơn trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn.
Daniel Ives, giám đốc điều hành của Wedbush Securities, cho biết: "Rõ ràng, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trên toàn cầu và do đó gây thêm áp lực lên Apple trong việc chủ động theo đuổi các thị trường mới nổi".
Ông Ives dự đoán rằng "trong những năm tới, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ sẽ là một miếng bánh lớn hơn cho Apple nhờ những nỗ lực của hãng tại các quốc gia này."
Ông nói với CNN rằng việc triển khai bán hàng trực tuyến ở một quốc gia thường diễn ra trước khi tung ra các cửa hàng truyền thống của Apple. Một điển hình là ở Ấn Độ. Sau khi ra mắt các cửa hàng trực tuyến, nước này đã có cửa hàng truyền thống đầu tiên vào tháng trước và ông Cook cam kết đầu tư nhiều hơn vào quốc gia này.
Còn nhiều cơ hội tại Đông Nam Á
Theo Chiew Le Xuan, nhà phân tích nghiên cứu về điện thoại thông minh ở Đông Nam Á của Canalys, buổi ra mắt tại Việt Nam tuần trước cho thấy Apple đang "củng cố hơn nữa" sự hiện diện của mình tại các thị trường mới nổi.
Ông cho biết gã khổng lồ công nghệ đã "tích cực tăng cường" sự hiện diện của mình trong khu vực trong những tháng gần đây, tăng cường phân phối và mạng lưới các đại lý được ủy quyền, đặc biệt là ở Malaysia.
Apple còn nhiều không gian để hoạt động ở những thị trường này.
Hiện tại, Apple mới có các cửa hàng của riêng mình ở những nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực như Thái Lan và Singapore, theo Canalys.
Chiew cho biết, ngay cả Indonesia, một quần đảo rộng lớn và là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ sáu thế giới, cũng chưa có một cửa hàng Apple thực tế nào. Theo dữ liệu của Canalys, thị phần của Apple ở đó rất nhỏ, chỉ 1% vào năm 2022.
"Chúng tôi đang nỗ lực ở một số thị trường này và thực sự nhận thấy một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi," ông Cook cho biết.
Với những động thái mới, Apple gia nhập danh sách ngày càng nhiều các doanh nghiệp toàn cầu trở nên lạc quan ở Đông Nam Á và họ đang đổ nhiều vốn đầu tư hơn vào sản xuất tại đây.
Cơ sở người tiêu dùng của khu vực này cũng hứa hẹn, với số lượng hộ gia đình có thu nhập trung bình và khá giả ở các nền kinh tế như Việt Nam, Indonesia và Philippines dự kiến sẽ tăng khoảng 5% mỗi năm cho đến năm 2030, theo Boston Consulting Group.
Công ty tư vấn này thậm chí đã gọi nhóm người tiêu dùng ở đây là "siêu thị trường tiếp theo".
Theo ông Ives, sức hấp dẫn của tầng lớp trung lưu đang lên ở Đông Nam Á "đã thay đổi sự năng động ở những quốc gia này. Đây là một cơ hội vàng cho Apple".
Cần vượt qua thách thức
Trong nhiều năm qua, các thương hiệu cao cấp như Apple đã phải vật lộn để cạnh tranh ở các thị trường mới nổi vì giá sản phẩm còn cao.
Theo Chiew, iPhone có giá từ 470 USD đến 1.100 USD và là một mặt hàng đắt đỏ đối với người tiêu dùng ở các nền kinh tế Đông Nam Á kém phát triển, nơi phần lớn điện thoại thông minh có giá dưới 200 USD.
Người dùng tại Campuchia hay Việt Nam trước đây thường bay đến Singapore hoặc Malaysia để mua các mẫu iPhone mới và mang về bán lại. Tình trạng này có thể thay đổi trong những năm tới, đặc biệt là khi Apple tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Ông nói thêm, khi những người dùng đó đã chuyển đổi sang hệ điều hành của Apple, iOS, họ có xu hướng gắn bó và trở thành khách hàng trung thành.
Ives cho biết: "Đây là một phần cốt lõi trong thành công của Apple ở Trung Quốc và giờ đây họ có thể nhân rộng công thức đó ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam cùng nhiều nước khác.
Tuy nhiên, Apple vẫn có thể phải đối mặt với những rào cản ở Đông Nam Á, nơi một số quốc gia đã đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp nước ngoài, theo ông Chiew.
Ví dụ, ít nhất 35% linh kiện của hàng điện tử bán ở Indonesia phải được sản xuất tại địa phương, ngưỡng mà Apple phải đáp ứng bằng cách làm việc với các đối tác địa phương, ông nói thêm.
Và trong khi người tiêu dùng đang trở nên giàu có hơn thì mức giá của Apple vẫn được coi là cao ở nhiều thị trường mới nổi. "Chúng tôi tin rằng tăng trưởng sẽ rất khó khăn", ông Ives lưu ý.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.