Tiềm năng rộng lớn
Theo các chuyên gia kinh tế, TMĐT xuyên biên giới là kênh bán lẻ hàng hóa đi các nước trên thế giới thông qua các nền tảng TMĐT. Ở các nước trên thế giới, TMĐT xuyên biên giới không còn xa lạ và rất được các doanh nghiệp, nhà bán lẻ ưa chuộng vận dụng để mở rộng thị trường. Tại Việt Nam, kênh bán hàng này còn mới mẻ vì yêu cầu bán hàng thông qua TMĐT xuyên biên giới rất gắt gao, nếu vượt qua các yêu cầu thì tiềm năng rộng lớn của thị trường TMĐT xuyên biên giới rất lớn.
Hiện có nhiều sàn TMĐT quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bán hàng xuyên biên giới như Amazon, eBay, Alibaba, Etsy, Shopify… Trong đó, sàn TMĐT Amazon, eBay, Alibaba được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến nhiều nhất. Đây là những sàn TMĐT lớn nhất thế giới, cho phép doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tài khoản bán hàng và gửi hàng đến khách hàng tại các quốc gia khác.
Tuy nhiên, vì độ phủ thị trường rộng lớn nên các sàn TMĐT này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó rất nhiều doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu và kinh doanh qua TMĐT xuyên biên giới nhưng hiện nay vẫn loay hoay với hàng loạt câu hỏi: Nên bắt đầu từ đâu? Nên ưu tiên điều gì trước? Cần các dịch vụ hỗ trợ nào? Đầu tư ra sao để có thể phát triển kinh doanh dài hơi?...
Chia sẻ vấn đề này, ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling tại Việt Nam cho biết, TMĐT xuyên biên giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh và xuất khẩu, giúp gia tăng doanh thu và mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường. Vì thế, trên hành trình hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh và xuất khẩu qua Amazon, ông nhận thấy các doanh nghiệp Việt có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của TMĐT xuyên biên giới, theo đó mức độ sẵn sàng tham gia cũng cao hơn.
“Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia bán hàng qua Amazon năm 2022 tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước đó. Số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu cũng đạt tới gần 10 triệu sản phẩm, tăng 35%. Có thể nói, đây là con số rất ấn tượng để thể hiện sự hào hứng của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi TMĐT xuyên biên giới này”, ông Trịnh Khắc Toàn cho biết.
Ông Phạm Xuân Tùng, Founder & CEO Anneco Group, chuyên gia tư vấn chiến lược và hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia TMĐT xuyên biên giới, cũng nhận định: TMĐT đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới. Trong 2 năm gần đây, sau đại dịch, các doanh nghiệp càng thấy rõ sự cần thiết và nóng lòng muốn nhập cuộc với mô hình này. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp mà Anneco tham gia hỗ trợ tư vấn để tham gia TMĐT xuyên biên giới cũng tăng 400%, từ các doanh nghiệp là nhà sản xuất tên tuổi cho đến các startup mới thành lập, đa dạng từ các ngành hàng như lông mi giả, hàng thủ công mỹ nghệ, nội thất...
Theo ông Phạm Xuân Tùng, động lực lớn thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia bán hàng toàn cầu qua các sàn TMĐT xuyên biên giới chính là mong muốn hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, có cơ hội đến với nhiều thị trường mới bởi sự phủ sóng rộng khắp thế giới của các trang TMĐT này.
Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể tham gia TMĐT xuyên biên giới và phát triển bền vững, ngoài sản phẩm tốt, các doanh nghiệp cần phải trang bị kiến thức sâu rộng về vòng quay TMĐT thế giới để có một chiến lược đầu tư dài hạn, hiệu quả, phù hợp.
“Đối với các doanh nghiệp tham gia TMĐT xuyên biên giới, sản phẩm tốt là một khởi đầu tuyệt vời. Vì thế, doanh nghiệp hãy tự tin vào khả năng và nội lực sẵn có để tạo sản phẩm mới, thiết kế tạo hình hay năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, hãy tận dụng các dịch vụ được cung cấp trên thị trường để đẩy nhanh những bước đầu tiên trên hành trình vận hành doanh nghiệp bước vào TMĐT xuyên biên giới, đạt được ba mục tiêu: tăng trưởng doanh thu, tối ưu hoá chi phí và xây dựng thương hiệu toàn cầu”, ông Trịnh Khắc Toàn chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Minh, Founder DPExpress, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ logistics TMĐT cho biết, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng hoá trực tuyến là vận chuyển hàng hóa quốc tế và quy trình hậu cần (logistics). Hiện nay, năng lực logistics của Việt Nam đang chuyển mình rất mạnh mẽ nhờ sự phát triển và dịch chuyển của vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cũng theo ông Minh, các vấn đề về logistics mà doanh nghiệp thường quan tâm bao gồm: chi phí logistic, sự an toàn của hàng hóa xuyên suốt quá trình vận chuyển, chọn lựa phương thức vận chuyển nào (đường bộ, đường biển hay đường hàng không) và cả các vấn đề liên quan đến luật pháp hay quy định ở quốc gia hàng hóa xuất và nhập khẩu.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu thuộc danh mục hiếm hoặc trong danh mục bảo tồn thiên nhiên của nước xuất khẩu để sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm, khi xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể bị phạt hoặc chịu quy định liên quan. Để tối ưu nguồn lực đầu tư, giảm chi phí vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng, rút ngắn thời gian vận chuyển, tránh các vấn đề rủi ro khi vận chuyển cũng như các vi phạm không mong muốn ở các thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ cần không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật những quy định, thông tin và quyết định thương mại tại nước sở tại và các nước mà hàng hóa sẽ được vận chuyển đến.
Bên cạnh logistics, một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp Việt cần quan tâm khi tham gia TMĐT xuyên biên giới là việc đăng ký thương hiệu, bảo hộ thương hiệu và xây dựng thương hiệu của mình khi nhập cuộc vào một sân chơi lớn có sự cạnh tranh cao.
Ông Phạm Xuân Tùng cho biết, sự chuyển dịch mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và nhà sản xuất Việt Nam từ hình thức OEM (gia công, sản xuất phụ tùng gốc) hay FOB sang hình thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình và trực tiếp kinh doanh trên các sàn TMĐT trong thời gian qua ngày càng phổ biến, nhất là sau đại dịch COVID-19. Điều này đã mang đến những cơ hội và đồng thời là thách thức với các doanh nghiệp Việt trong việc phải có tầm nhìn dài hạn và xây dựng thương hiệu từ những bước đầu tiên.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu và phát triển thương hiệu của mình, có thể liên kết với đơn vị tư vấn hay cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Ông Tùng cũng đưa ra những ví dụ thực tế là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt, trong đó từng có doanh nghiệp do không tính toán được rủi ro nên sau một năm kinh doanh thành công, thương hiệu của họ có nguy cơ bị thu hồi do không được bảo hộ thương hiệu tại Mỹ vì đã có các doanh nghiệp khác đăng ký tên thương hiệu tương tự. Công sức đầu tư suốt một năm cho thương hiệu, xây dựng lượng khách hàng trung thành có nguy cơ phải “bỏ đi xây lại từ đầu” khi thiếu sự nghiên cứu, tư vấn và hỗ trợ của các đơn vị chuyên nghiệp trong ngành.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.