Thứ ba, 16/04/2024

Bao giờ hết tết?

28/01/2023 1:16 PM (GMT+7)

Tết Nguyên Đán, theo quan niệm dân gian truyền thống chỉ bao gồm 3 ngày. Tuy nhiên, hiện nay trước và sau Tết nhiều người vẫn sống và làm việc trong… không khí Tết, theo kiểu “còn mồng là còn Tết”.


Bao giờ hết tết? - Ảnh 1.

Nhiều người sợ Tết khi thấy những hình ảnh như thế này (Ảnh minh họa)


3 ngày Tết, theo quan niệm truyền thống là 30 Tết, mồng 1 Tết và mồng 2 Tết hoặc mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết. Sở dĩ có hai quan niệm là bởi dân gian vẫn có câu “Ba mươi chưa phải là Tết”. Nhưng lại cũng có nơi, có vùng, sáng mồng 3 Tết Nguyên Đán đã làm thủ tục cúng tiễn ông vải, đốt vàng mã. Nghĩa là mồng 3 đã… hết Tết.

Tuy nhiên, có thể thấy, ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cuối năm âm lịch, cụ thể là sau ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), bắt đầu thấy xuất hiện các khái niệm “26, 27, 28, 29 Tết”, thậm chí …25 Tết. Tiếp đó, sau Tết Nguyên Đán là các khái niệm “mồng 4, mồng 5 Tết”, thậm chí “mồng 6, mồng 7 Tết”. Tong khi, chính xác phải gọi là 27, 28 tháng Chạp và mồng 5, mồng 6 tháng Giêng.

Về mặt hành chính, hằng năm, lịch nghỉ Tết của cán bộ, viên chức, người lao động thường diễn ra trong 7 - 8 ngày, bắt đầu từ 28, 29 tháng Chạp cho đến mồng 5, mồng 6 tháng Giêng. Có lẽ vì thế, thói quen gọi những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán là … ngày Tết trở nên phổ biến.

Còn nhớ trước đây, Tết hầu như chỉ diễn ra trong 3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày nhưng bao giờ dân gian cũng chỉ nói: “3 ngày Tết”. Chiều 30 Tết, mọi người vẫn vừa sắm Tết vừa ra đồng làm việc. Đến mồng 3 Tết, nhiều nơi đã xuống đồng đi cấy vụ Chiêm Xuân.

Tất nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày Tết kéo dài thêm là tín hiệu vui và việc nghỉ Tết khoảng 1 tuần là vừa phải, phù hợp cả về văn hóa lẫn khoa học (sức khỏe, kỷ luật lao động…). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quan niệm “không khí Tết”, “con mồng là còn Tết” đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc trong thời điểm mà lẽ ra phải là “điểm dừng” để tái tạo năng lượng sống, kích thích sự sáng tạo cho những dự định, khởi đầu mới mang tính bước ngoặt, bứt phá trong năm mới.

Sau Tết, hầu như cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có tư tưởng… xả hơi. Làm việc cầm chừng, vừa làm vừa chơi bởi vẫn chưa hết Tết. Nếu có vi phạm kỷ luật lao động cũng dễ được lãnh đạo bỏ qua vì lý do Tết.

Ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên Đán gần như không hiệu quả. Đầu tiên là màn gặp mặt đầu năm, chúc Tết, dặn dò, kỳ vọng của lãnh đạo. Sau đó các phòng, ban kéo đoàn, kéo lượt đi chúc Tết lẫn nhau. Cuối cùng, sẽ là xe cộ rồng rắn đến từng nhà chúc Tết, nhậu nhẹt. Ngày sau đó là đi lễ chùa, là tou “lên rừng xuống biển”, cầu lộc, cầu tài…

Hiện tượng này cũng có mặt tích cực, đó là tăng cường gắn kết tình cảm đồng nghiệp nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc.

Không phải ngẫu nhiên mà từng có ý kiến đòi bỏ Tết vì nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi tiến độ sản xuất bị ngưng trệ. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từng đề xuất gộp Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch làm một để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, về cơ bản, người Việt Nam vẫn không thể bỏ được Tết. Lý do không đơn thuần nằm ở phong tục truyền thống, bản sắc dân tộc mà còn là nhu cầu thực tế. Bởi ở các nước phát triển, người lao động nói chung (không chỉ giới thượng lưu) luôn duy trì kỳ nghỉ cuối tuần. Hằng tuần, hằng tháng, họ thường đi nghỉ, đi du lịch còn ở Việt Nam, dù được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật nhưng về cơ bản chỉ những người có điều kiện về vật chất mới có kỳ nghỉ theo đúng nghĩa.

Thậm chí, nhiều người giàu có ở Việt Nam bận rộn đến mức không có ngày nghỉ, ngay cả với giới doanh nhân. Do đó, cần thiết duy trì một kỳ nghỉ Tết dài ngày để gắn kết tình cảm gia đình, quê hương và cũng để tái tạo sức lao động, kích thích năng lượng sáng tạo. Người già cần có Tết để đón con cháu sum vầy, chúc thọ sau 1 năm bôn ba kiếm sống. Trẻ con cần có Tết để vui chơi sau 1 năm học hành vất vả.

Điều đáng quan tâm là tư tưởng vui Tết, đón Xuân phải có chừng mực, trong những giới hạn cho phép, tránh ảnh hưởng đến công việc, kỷ luật lao động; tránh lãng phí thời gian, tiền bạc; sa đà vào những hủ tục, tệ nạn...

Tháng Giêng không phải là tháng ăn chơi, hội hè đình đám mà là thời điểm khởi đầu cho những dự định, ước vọng, sức bật để hướng tới một năm mới với những mục tiêu cao hơn.

Theo Gia đình Việt

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.

Lo ‘vòi bạch tuộc’ du lịch 0 đồng từ việc khách Trung Quốc ồ ạt qua Móng Cái

Lo ‘vòi bạch tuộc’ du lịch 0 đồng từ việc khách Trung Quốc ồ ạt qua Móng Cái

Tình trạng tour du lịch 0 đồng chất lượng kém được nhận định ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Việt Nam, đồng thời gây lãng phí nguồn tài nguyên khách hàng nên cần phải loại bỏ.