Thứ năm, 03/10/2024

Bất chấp thị trường bất động sản ảm đạm, Nam Long vẫn tăng trưởng lãi ròng gần 10% trong quý II

24/07/2023 1:02 PM (GMT+7)

Giữa lúc thị trường bất động sản đối mặt với những khó khăn chưa từng có, "ông lớn" Nam Long (HoSE: NLG) vẫn báo lãi quý II/2023 đạt gần 121 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ.

Công ty CP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với nhiều chỉ tiêu tích cực giữa bối cảnh toàn thị trường bất động sản đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có.

Bất chấp thị trường bất động sản ảm đạm, Nam Long vẫn tăng trưởng lãi ròng gần 10% trong quý II - Ảnh 1.

Nam Long tăng trưởng lãi ròng gần 10% trong quý II/2023. Ảnh: NLG

Những tín hiệu tích cực của Nam Long trong 6 tháng đầu năm

Cụ thể, trong quý II Nam Long ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 953 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu đi lùi kéo theo giá vốn cũng giảm xuống chỉ còn 392 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp đem về 560 tỷ đồng lợi nhuận gộp, đi ngang với cùng kỳ.

Trong quý II, Nam Long cũng ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gần gấp đôi cùng kỳ lên 40,5 tỷ đồng.  Bên cạnh đó, một điểm sáng nữa của Nam Long trong quý II là lãi trong công ty liên doanh và liên kết cũng tăng trưởng tích cực, chạm mốc hơn 37 tỷ đồng, cao gấp 15 lần cùng kỳ năm trước (chỉ 2,5 tỷ đồng).

Theo đó sau khi khấu trừ đi các chi phí và thuế, Nam Long đạt lợi nhuận 231,5 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 120,8 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ.

Công ty lý giải sở dĩ có sự chênh lệch trên bởi doanh thu chủ yếu trong quý được đóng góp từ doanh thu bán nhà ở và căn hộ (chiếm 91% tổng doanh thu quý). Cùng với đó, lợi nhuận thuần quý II/2023 tăng 39 tỷ đồng (tương ứng 20%) so với cùng kỳ chủ yếu do tăng phần lãi nhận từ công ty liên doanh Mizuki.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt 1.188 tỷ đồng doanh thu thuần và 224 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 35% và tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, đóng góp chính cho kết quả nửa đầu năm của Nam Long đến từ dự án Mizuki (doanh thu 1.960 tỷ nhờ bàn giao 662 căn MP6-7-8, M9-10) và dự án Waterpiont (doanh thu 931 tỷ từ bàn giao 88 căn).

Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh đề ra năm 2023 với 919 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hiện Nam Long mới chỉ hoàn thành được 27% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng hoạt động.

Bất chấp thị trường bất động sản ảm đạm, Nam Long vẫn tăng trưởng lãi ròng gần 10% trong quý II - Ảnh 2.

Lợi nhuận thuần quý II/2023 của Nam Long tăng 39 tỷ đồng (tương ứng 20%) so với cùng kỳ chủ yếu do tăng phần lãi nhận từ công ty liên doanh Mizuki.

Dù kết quả kinh doanh chưa đạt như mong đợi, song theo Tổng Giám đốc Nam Long Trần Xuân Ngọc, trong quý I, tình hình bán hàng rất chậm nhưng quý II có sự cải thiện đáng kể. 

"Ban lãnh đạo Nam Long đã rất ngạc nhiên và vui mừng vì khách hàng của công ty vẫn đóng 45% giá trị hợp đồng để nhận bàn giao nhà trong bối cảnh thị trường được cho là khó khăn. Tín hiệu tích cực này củng cố thêm niềm tin về tiềm năng thị trường với phân khúc nhà ở thực mà công ty theo đuổi", ông Ngọc nói.

"Sức khỏe" tài chính của Nam Long ra sao?

Theo ghi nhận tại BCTC đã công bố của Nam Long, tính đến cuối quý II/2023, tổng tài sản của DN này ghi nhận giảm nhẹ về 26.982 tỷ đồng, chiếm chủ yếu vẫn là tài sản ngắn hạn với 23.840 tỷ đồng.

Công ty ghi nhận khoản tiền và các khoản tương đương tiền sụt giảm mạnh tới 1.453 tỷ đồng so với đầu năm, xuống chỉ còn 2.320 tỷ đồng do sụt giảm các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng với lãi suất dao động từ 4,1%/năm đến 6%/năm.

Ở chiều ngược lại, hàng tồn kho của doanh nghiệp lại ghi nhận xu hướng tăng lên gần 10%, đạt 16.337 tỷ đồng. Có tỉ trọng lớn nhất tới 99,8% trong danh mục hàng tồn kho là một loạt bất động sản dở dang của công ty như Dự án Izumi (9.012 tỷ đồng), Waterpoint Giai đoạn 1,2 (5.081 tỷ đồng), Dự án Hoàng Nam Akari (818 tỷ đồng),…

Trong đó, dự án Izumi ghi nhận giá trị tồn kho tăng mạnh nhất, tăng gần 700 tỷ đồng so với đầu năm.

Nợ phải trả tính đến ngày 30/6 của Nam Long ghi nhận 13.831 tỷ đồng, gần như giữ nguyên so với đầu năm. 

Tuy nhiên cơ cấu nợ lại xuất hiện điểm tích cực hiếm hoi là nợ vay tài chính giảm xuống mức 5.045 tỷ đồng (đầu năm ghi nhận 5.179 tỷ đồng) và lượng người mua trả tiền trước cho doanh nghiệp tăng lên 3.351 tỷ đồng (đầu năm chỉ có 3.271 tỷ đồng).

Đặc biệt, chiếm phân nửa cơ cấu nợ vay của Nam Long là 2.585 tỷ đồng trái phiếu, các trái chủ của Nam Long là International Finance Corporation (1.000 tỷ đồng, lãi suất 9,35% - 12,94%); Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương – TCBS (950 tỷ đồng, lãi suất 15,78%/năm); Công ty TNHH Manulife, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam (660 tỷ đồng, lãi suất 6,5%/năm).

Ngoại trừ số trái phiếu được TCBS mua lại không có tài sản đảm bảo, các trái phiếu còn lại được đảm bảo bởi cổ phiếu của Công ty Nam Long VCD do Nam Long sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của Nam Long tại cuối tháng 6/2023 giảm nhẹ xuống mức 13.151 tỷ đồng, tương ứng nợ phải trả chỉ cao hơn vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1,05% - một tỷ lệ đòn bẩy tương đối thấp so với một doanh nghiệp bất động sản quy mô lớn như Nam Long.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Tâm Group tăng vốn lên 1,5 lần, liệu có khả thi?

Đồng Tâm Group tăng vốn lên 1,5 lần, liệu có khả thi?

Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.

Tăng cường giám sát hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ tự do

Tăng cường giám sát hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ tự do

Các ngân hàng cần kiểm soát, tránh việc lợi dụng hoạt động thu đổi ngoại tệ để giao dịch, mua bán ngoại tệ tự do, vi phạm pháp luật.

Ngại thuế tăng cao, dân tranh thủ nộp hồ sơ nhà đất

Ngại thuế tăng cao, dân tranh thủ nộp hồ sơ nhà đất

Những ngày qua, lượng người dân đi làm hồ sơ nhà đất đã tăng đột biến, đặc biệt là sau khi có thông tin TP.HCM sẽ ban hành bảng giá đất điều chỉnh trước ngày 15/10.

Nghiên cứu mô hình quốc tế để xây dựng trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng

Nghiên cứu mô hình quốc tế để xây dựng trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa đưa ra yêu cầu để xây dựng và phát triển trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM và Đà Nẵng, trong đó cần tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới.

Meta sẽ sản xuất kính thực tế ảo đời mới nhất tại Việt Nam

Meta sẽ sản xuất kính thực tế ảo đời mới nhất tại Việt Nam

Tập đoàn Meta sẽ mở rộng sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp mới nhất Quest 3S tại Việt Nam vào năm 2025.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Novaland (NVL)

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Novaland (NVL)

Từ kết quả kinh doanh thua lỗ cũng như tình hình tài chính ở mức báo động, Novaland đã bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.