Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Sabeco, công ty sở hữu 2 thương hiệu Bia Sài Gòn và 333 được nhiều người ưa thích, vừa chính thức ra mắt dòng bia 333 Pilsner -- phiên bản nhẹ hơn, êm hơn của thương hiệu huyền thoại.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều ngành hàng. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sinh kế của hàng triệu lao động.
Thông qua thương vụ hoán đổi cổ phần trị giá 1,6 tỷ USD, ThaiBev (sở hữu Bia Sài Gòn) sẽ rút hoàn toàn khỏi mảng kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, "ông lớn" Thái Lan này cũng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty F&N -- cổ đông ngoại lớn nhất tại Vinamilk.
Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.
Kết thúc tuần giao dịch đầu tháng 6/2024, cổ phiếu SAB của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (sàn HoSE) tăng gần 17%, đóng cửa tại mức 67.900 đồng/cp. Đây là mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái.
Công ty mẹ của Sabeco (HOSE: SAB) mới đây công bố BCTC quý 2 và bán niên cho năm tài chính 2023 – 2024 (niên độ 01/10/2023 - 30/09/2024).
Tưởng rằng giai đoạn "giông bão" gần đây trên thị trường bia Việt Nam đã làm các công ty bia lao đao, Carlsberg báo cáo doanh số từ Việt Nam quý 1/2024 tăng 4%. Ngoài ra, sản lượng năm ngoái tại Việt Nam của hãng bia Đan Mạch tăng 8%.
Thua lỗ ngay quý đầu năm 2024, Bia Hà Nội sẽ khó để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đây là lần đầu tiên Habeco báo lỗ theo quý tính từ quý 2/2020.
AB InBev, nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, có thể đã mất tới hơn 1 tỷ USD trong tổng doanh số bán hàng năm 2023 vì thương hiệu con Bud Light bị tẩy chay ở Bắc Mỹ từ tháng 4 năm ngoái do một chiến dịch quảng cáo.