Biên phòng Lai Châu phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Hùng Linh
03/02/2025 6:41 PM (GMT+7)
Sáng 3/2, tại Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.
Phát biểu tại lễ phát động, Đại tá Nguyễn Văn Hưng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Thực hiện tốt lời căn dặn và hưởng ứng phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ phát động và Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua Bộ Chỉ huy, các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngày một tốt hơn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; phát huy tác dụng phòng hộ, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Hùng Linh.
Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây theo lời Bác Hồ dạy; tạo không khí vui tươi, phấn khởi nhân dịp đầu Xuân năm mới; khích lệ, động viên đoàn viên các đơn vị tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, xây dựng cảnh quan, môi trường đơn vị xanh - sạch - đẹp.
Đại tá Nguyễn Văn Hưng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh Lai Châu phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Hùng Linh.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đảm bảo chất lượng, vật tư, nhân lực, kinh phí để tổ chức thực hiện tốt Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 theo kế hoạch; sau khi trồng phải có lộ trình, trách nhiệm tổ chức chăm sóc, bảo vệ để cây trồng phát triển tốt.
Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào Tết trồng cây, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh thực hiện một số giải pháp: Mọi cán bộ, chiến sĩ trong BĐBP tỉnh tích cực hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 bằng tất cả tinh thần, ý thức trách nhiệm và lòng quyết tâm cao nhất; là hạt nhân đi đầu trong phong trào trồng mới, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị; tích cực tuyên truyền, vận động người thân và toàn dân hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng.
Lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu và các đại biểu ra quân trồng cây. Ảnh: Hùng Linh.
Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể nơi đóng quân về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật.
Ngay sau lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các đại biểu ra quân trồng 120 cây ăn quả.
Được biết, lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đồng loạt tổ chức từ ngày 3/2 - 7/2, với tổng số cây trồng dự kiến là 2.200 cây các loại.
Miến dong Bình Lư, đặc sản nổi tiếng với sợi miến dai, mềm, thơm ngon, là nón ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, mang đậm hương vị quê nhà.
Hát ống - nghệ thuật truyền thống độc đáo, được người dân vùng cao Lai Châu gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ bằng cách kết hợp truyền dạy, sáng tạo và quảng bá rộng rãi đến công chúng.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.
Miến dong Bình Lư, đặc sản nổi tiếng với sợi miến dai, mềm, thơm ngon, là nón ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, mang đậm hương vị quê nhà.
Hát ống - nghệ thuật truyền thống độc đáo, được người dân vùng cao Lai Châu gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ bằng cách kết hợp truyền dạy, sáng tạo và quảng bá rộng rãi đến công chúng.
Những câu hát, làn điệu dân ca dân tộc Lào đang được người dân ở bản Hào Nghè (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu) bảo tồn và phát huy thông qua hoạt động biểu diễn của đội văn nghệ bản trong dịp lễ hội, Tết...
Trở lại Hô Tra (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của bản làng nơi đây; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông ở Hô Tra đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đáng mừng.
Năm 2024 khép lại, tuy chưa đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã nhưng Pắc Ta (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã "cập bến" thành công với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Hàng Việt đã dần chiếm lĩnh lòng tin của bà con huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tại phiên chợ cuối năm trên vùng cao Sìn Hồ, hình ảnh người dân chọn lựa những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đã trở nên phổ biến, từ gói mì, chai dầu ăn, đến vật tư nông nghiệp… đều được người dân tin dùng.