Thứ tư, 04/12/2024

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023

30/12/2022 8:00 AM (GMT+7)

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc vào năm tới. Nguyên nhân là tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao.



Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023 - Ảnh 1.

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay. Ảnh: Reuters.

Tính đến tháng 12, hầu hết tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu.

Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong bối cảnh hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 đang giảm dần.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Xung đột Nga - Ukraine cũng làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu.

Do đó, IMF giảm 0,2 điểm phần trăm đối với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 xuống 2,7%.

%Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 của các tổ chức quốc tếNguồn dữ liệu: IMF, Fitch Ratings, OECD và EUNăm 2022Năm 2023IMFFitch RatingsOECDEU01234
OECD
Năm 2022:3,1 %

Trong khi đó, Fitch Ratings (FR) điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ mức 1,7% xuống 1,4%. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lạm phát và triển vọng thị trường bất động sản của Trung Quốc xấu đi.

Còn trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.

Tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao. Các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt đáng kể trong bối cảnh tăng lãi suất chính sách của các ngân hàng trung ương, ảnh hưởng tới chi tiêu và tăng thêm áp lực cho nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi.

Theo OECD, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023. Triển vọng toàn cầu cũng ngày càng nghiêng về các nền kinh tế thị trường lớn mới nổi của châu Á, chiếm gần 3/4 tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm sau, phản ánh sự suy giảm triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu.

%Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 và 2023Nguồn: ADB, IMF, OECD, Fitch RatingsNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings00.511.52
IMF
Năm 2022:1,6 %

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay.

IMF, ADB và FR lần lượt dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm sau là 1%, 0,4% và 0,2%.

Theo ADB, nền kinh tế khu vực đồng euro đã phục hồi một cách bất ngờ trong quý III do nhu cầu trong nước tăng mạnh, nhưng đã giảm vào quý IV vì sản xuất và dịch vụ yếu đi.

%Dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro năm 2022 và 2023Nguồn: ADB, OECD, IMF, FRNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings01234
IMF
Năm 2022:3,1 %
%Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 và 2023Nguồn: OECD, ADB, IMF, FRNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings012345

Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro đạt 3% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9, sau đó giảm xuống chỉ còn 0,1% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng lần lượt 1,4% và 1,3% trong năm 2022 và 2023.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,3% trong năm 2023, tăng 1,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm nay.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Loạt dự án khó tại TP.HCM nếu gỡ được có thể đóng góp lớn cho ngân sách

Loạt dự án khó tại TP.HCM nếu gỡ được có thể đóng góp lớn cho ngân sách

Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bất ngờ với tỷ lệ hài lòng với giáo dục công TP.HCM

Bất ngờ với tỷ lệ hài lòng với giáo dục công TP.HCM

Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.