Tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức lễ cắt băng xuất hành lô bưởi Đoan Hùng đầu tiên sang thị trường Liên bang Nga. Sau khi vào thị trường này, phía đối tác sẽ sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu bưởi, chế biến mứt, làm rượu vang…
Nông dân trồng bưởi phấn khởi bốc xếp sản phẩm bưởi quả lên xe trước giờ xuất phát. Ảnh: Báo Phú Thọ
Hiện nay, tại tỉnh Phú Thọ đã hình thành 151 vùng sản xuất bưởi tập trung với diện tích khoảng 3.000 ha, trong đó có 95 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Phú Thọ, vụ bưởi năm 2021 toàn tỉnh ước đạt khoảng 45 nghìn tấn bưởi, mẫu mã, chất lượng quả tiếp tục nâng lên nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Được UBND tỉnh Phú Thọ và Sở NN&PTNT kết nối, Công ty CP Công nghệ Nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn đã đến khảo sát, ký kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội bưởi để liên kết sản xuất, gắn với sơ chế và tiêu thụ trên 600 tấn bưởi, trong đó xuất khẩu sang thị trường Nga 36.000 quả (tương đương khoảng 40 tấn).
Để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, Sở NN&PTNT Phú Thọ đã phối hợp với UBND huyện Đoan Hùng chỉ đạo, hướng dẫn các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng quả bưởi. Toàn tỉnh được cấp ba mã số vùng trồng bưởi bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu với tổng diện tích 95 ha tại xã Chí Đám, Bằng Luân và Vân Đồn, huyện Đoan Hùng.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng, giá trị quả bưởi; hình thành vùng trồng bưởi tập trung, quy mô lớn, phấn đấu áp dụng quy trình sản xuất an toàn, cấp mã số vùng trồng cho 100% diện tích bưởi tập trung phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Thực phẩm chức năng - lĩnh vực tưởng chừng mang đậm yếu tố chăm sóc sức khỏe - đang trở thành "miền đất hứa" cho những quảng cáo sai sự thật, đặc biệt khi có sự góp mặt của người nổi tiếng.
Chợ điện tử Temu của Trung Quốc và nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein sẽ tăng giá vào tuần tới với người tiêu dùng Mỹ khi thuế quan toàn diện và lệnh trừng phạt đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp của Tổng thống Donald Trump đẩy chi phí lên cao.