Cá tra xuất sang Trung Quốc đang tăng vọt đột ngột lao dốc
Dương Hưng
14/12/2022 8:28 AM (GMT+7)
Sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đột ngột lao dốc trong tháng 11 với mức giảm 46%. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường thu hút số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đông đảo nhất.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong tháng 11 sụt giảm do chính sách Zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu kéo theo nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường giảm mạnh.
Số liệu thống kê và thu thập tại 68 chợ đầu mối trên toàn quốc cho thấy, trong tháng 9, doanh số bán hàng thủy sản của các doanh nghiệp giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Giá hải sản trung bình ở mức 3,41 USD/kg, giảm 12%. Giá thủy sản nước ngọt giảm 6,3% xuống mức trung bình 2,64 USD/kg, trong khi khối lượng thủy sản nước ngọt bán ra giảm 16,5%.
VASEP cho biết, dù xuất khẩu trong tháng 11 giảm mạnh, nhưng tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 636 triệu USD tăng 81% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu sang Hồng Kông - Trung Quốc đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%. Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Sản phẩm cá tra của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc qua 24 cảng, cửa khẩu của nước này. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Quảng Đông, chiếm 29-30%, Thiên Tân khoảng 12%, Sơn Đông 12%, Thượng Hải 11%. Tiếp đến là Trạm Giang 105, Bắc Kinh 9%, Phúc Kiến 8% và Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô…
VASEP đánh giá, trong thời gian tới, diễn biến thị trường Trung Quốc vẫn còn khó đoán và phụ thuộc đáng kể vào việc nước này điều chỉnh ra sao về chính sách kiểm soát Zero Covid. Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp thuỷ sảnthế giới và Việt Nam đều kỳ vọng vào sự ổn định của thị trường này vì đây vẫn là thị trường tiêu thụ cao bậc nhất hiện nay.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?