Sau thời gian khó khăn vì siết chặt tín dụng và các vấn đề pháp lý, thị trường căn hộ tại TP.HCM đã có tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, các sản phẩm được mở bán chủ yếu thuộc phân khúc hạng sang, vắng bóng nhà ở vừa túi tiền.
Căn hộ bình dân ở TP.HCM đang có giá 2-3 tỷ đồng, vì vậy, người có thu nhập trung bình thấp, có tiền để dành được khoảng 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua nổi.
Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm hầu như không có căn hộ bình dân, giá dưới 25 triệu đồng/m2. Lượng giao dịch vẫn thấp so với cuối năm 2022.
Bộ Xây dựng cho biết, trong quý IV/2022, giá giao dịch bình quân các loại căn hộ chung cư không tăng so với quý trước. Đáng chú ý lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ giảm sâu, chỉ bằng khoảng 28% so với quý trước đó.
Tỷ lệ tiêu thụ nhà phố, biệt thự TP.HCM trong tháng 8 được ghi nhận chỉ 6%, tương đương 4 căn, giảm 96% so với tháng 7 và thấp nhất kể từ đầu năm đến nay…
6 tháng đầu năm, nguồn cung bất động sản TP.HCM chủ yếu thuộc về phân khúc căn hộ thấp tầng và đất nền. Trong khi đó, căn hộ bình dân gần như vắng bóng dẫn đến mất cân đối của thị trường, đẩy giá nhà lên cao.
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở, đất ở đang tăng cao so với thu nhập của người dân. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM hầu như không còn căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2.
Vài năm trở lại đây thị trường BĐS TP.HCM giảm hẳn nguồn cung, các doanh nghiệp hàng đầu về đầu tư BĐS của TP đã đi “đánh bắt xa bờ” với những dự án đình đám.
Trong khi thị trường TP.HCM thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn cung thì bất động sản vùng tiệm cận lại khá sôi nổi với nhiều dự án sắp ra mắt. Đây được kỳ vọng có thể tháo gỡ được bài toán về chỗ ở cho người lao động trong bối cảnh giá cả bất động sản liên tục leo thang.
Mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh COVID-19 phức tạp và vẫn đang có dấu hiệu giă tăng, làm kéo lùi nền kinh tế, nhưng giá bất động sản (BĐS) nhiều phân khúc trên thị trường cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng, cho thấy BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn, thu hút nhiều nhà đầu tư.