Thứ tư, 24/04/2024

Canh tác lúa thông minh – giải pháp giúp nông dân ĐBSCL “ứng phó” với bất ổn trong nông nghiệp

31/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Mô hình canh tác lúa thông minh với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm sao giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu… mà vẫn đạt năng suất cao và chất lượng tốt, được đánh giá là giải pháp tối ưu cho nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp tăng “phi mã” hiện nay.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty CP phân bón Bình Điền vừa phối hợp tổ chức Tổng kết chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty CP phân bón Bình Điền, chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021 – 2022 được triển khai từ tháng 10/2021, trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát tại ĐBSCL, nhưng chương trình vẫn thực hiện quy mô lớn, với tổng cộng 24 mô hình/13 tỉnh thành trong vùng.

Canh tác lúa thông minh – giải pháp giúp nông dân ĐBSCL “ứng phó” với bất ổn trong nông nghiệp - Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia đánh giá hiệu quả của chương trình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Quốc Hải

Nông dân tăng thêm lợi nhuận 5,2 triệu/ha

Cụ thể, tại 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, nông dân tham gia trong 24 mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình canh tác lúa thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống xuống bình quân còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.

Để giảm giống hiệu quả, bà con nông dân đã rất chú trọng khâu làm đất kỹ, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới và IPM.

Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.

Canh tác lúa thông minh – giải pháp giúp nông dân ĐBSCL “ứng phó” với bất ổn trong nông nghiệp - Ảnh 2.

Các địa phương triển khai mô hình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân vừa qua.

Dự kiến, Công ty CP phân bón Bình Điền sẽ tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện và hội thi nông dân canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL. Theo đó, Bình Điền sẽ đưa 1.000 đến 1.500 nông dân tham gia sự kiện này, lồng ghép tại sự kiện Agritechnica tổ chức vào cuối tháng 8/2022 với sự tham gia của khoảng 15 quốc gia.

Đặc biệt, trong các mô hình, phân bón Đầu Trâu được nông dân được nông dân sử dụng theo đúng quy trình khuyến cáo củ các chuyên gia nông nghiệp. Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022.

Dựa vào năng suất và lợi nhuận từ kết quả mô hình, bước đầu xác định được quy trình bón phân Đầu Trâu cho năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận từ các mô hình cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền, phấn khởi: Chương trình canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2021-2022 đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

"Đặc biệt, trong tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao như hiện nay, giá lúa giảm và thời tiết, dịch bệnh trong vụ Đông Xuân vừa qua diễn biến bất lợi cho canh tác lúa thì kết quả của 24 mô hình đều đạt được hiệu quả rất tốt. Có thể nói, đến thời điểm này chúng ta phải khẳng định mô hình canh tác lúa thông minh đã thành công, phải tiến tới công nhận là một tiến bộ khoa học kỹ thuật quốc gia", ông Đông tự hào.

Canh tác lúa thông minh – giải pháp giúp nông dân ĐBSCL “ứng phó” với bất ổn trong nông nghiệp - Ảnh 3.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền. Ảnh: Lưu Phan

Ngoài ra, theo chia sẻ của ông Đông, TTKNQG, Công ty CP phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã có định hướng để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn trong vụ Hè Thu 2022. Theo đó, sẽ duy trì thực hiện mô hình tại 24 điểm đã thực hiện trong vụ Hè Thu và bổ sung thực hiện 2 mô hình tại U Minh Thượng – Kiên Giang và Thạnh Hoá – Long An.

"Bình Điền sẽ tiếp tục cung ứng miễn phí tất cả phân bón cho các mô hình thực hiện trong vụ Hè Thu 2022. Đồng thời, tổ chức tập huấn trực tuyến đầu vụ để hướng dẫn cho bà con các giải pháp canh tác cần lưu ý trong vụ Hè Thu, lồng ghép với hội thảo tổng kết vụ Đông Xuân 2021-2022 và triển khai vụ Hè Thu 2022", ông Đông khẳng định.

Giải pháp tối ưu để đối phó những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp

TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc TTKNQG, cũng nhận xét: Đây là một chương trình mang tầm chiến lược quốc gia. Càng đặc biệt hơn vì đi trước một bước so với sự gia tăng mạnh của giá phân bón cũng như vật tư nông nghiệp hiện nay.

Theo lãnh đạo TTKNQG, chương trình sẽ được tiếp tục mở rộng trong vụ Hè Thu tới đây và sắp tới là áp dụng rộng rãi cho các địa phương theo đề án phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

"TTKNQG cam kết tiếp tục phối hợp để hoàn thiện quy trình canh tác lúa thông minh và đề nghị Bộ công nhận chính thức quy trình là một tiến bộ khoa học kĩ thuật quốc gia để truyền thông và đào tạo người nông dân phát triển quy trình sản xuất này", ông Thanh nói thêm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Thanh Tùng, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nói: Tư duy chủ đạo trong mô hình canh tác lúa thông minh là không chạy theo năng suất mà đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Tư duy kinh tế nông nghiệp đó đã được thực hiện thành công trên các mô hình trong vụ lúa Đông Xuân vừa qua.

"Nông dân ĐBSCL đang bước vào vụ Hè Thu với rất nhiều khó khăn thách thức về giá vật tư nông nghiệp, tình hình dịch bệnh và sự bất thường của nguồn nước, bên cạnh đó là giá thu mua lúa gạo chưa có dấu hiệu tăng đủ bù đấp sự tăng giá vật tư nông nghiệp.

Chính vì vậy, sự thông minh trong canh tác lúa hiện nay chính là áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm sao giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu… mà vẫn đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Đây cũng là giải pháp tối ưu hiện nay để đối phó với những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp" – ông Tùng, chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.