Thứ bảy, 23/09/2023

Chi phí khâu trung gian hàng hóa đang bất hợp lý

07/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhấn mạnh: Cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều nên nhà sản xuất chưa chắc đã lãi nhiều, còn người dân, người tiêu dùng phải mua hàng giá đắt.

Chi phí khâu trung gian hàng hóa đang bất hợp lý - Ảnh 1.

Giá rau củ quả ở siêu thị chiều 5/8 vẫn duy trì ở mức khá cao.

“Nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả, không giải quyết được điểm nghẽn trên, câu chuyện ‘té nước theo mưa’ hay giá cả hàng hóa 'lên nhanh, xuống chậm' sẽ rất khó chấm dứt”, ông Vũ Vinh Phú cho biết.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), thời gian qua, giá thịt lợn duy trì ở mức cao. Tại nhiều chợ dân sinh, giá thịt lợn phổ biến mức 110.000 - 170.000 đồng/kg, còn trong siêu thị giá từ 170.000 - 260.000 đồng/kg. Đặc biệt, ngay cả khi giá lợn hơi hạ nhiệt, giá thịt ở ngoài chợ vẫn giảm chậm hơn nhiều khiến cả người nuôi và người tiêu dùng chịu thiệt. "Giá thịt lợn ở cửa chuồng ra đến bàn ăn đang chênh nhau từ 1,5 - 1,7 lần, nhiều lần Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ ngành điều tiết song việc chuyển biến còn chậm", lãnh đạo Bộ NN-PTNT thừa nhận.

Kinh nghiệm từ các nước, chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu ví dụ Hàn Quốc, họ xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn, đi từ sản xuất đến bán lẻ. Hiện nay tại Việt Nam, theo lộ trình cung ứng, một viên thuốc, một con lợn, một con cá… đi từ người sản xuất đến bán buôn, bán lẻ, hay lò mổ, siêu thị mới đến người tiêu dùng.

Cho rằng "cần phải có một chương trình nghị sự về vấn đề này", chuyên gia này chia sẻ thêm: Thậm chí ở các nước họ còn luật hóa về phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và như thế sẽ công khai, minh bạch, không thể ai hưởng hơn. Ví dụ, một kg đường ở Thái Lan là 70% lợi nhuận cho người nông dân, người làm ra của cải vật chất cho xã hội, còn 30% là các khâu khác.

Chi phí khâu trung gian hàng hóa đang bất hợp lý - Ảnh 2.

Người dân thắt chặt chi tiêu vì thu nhập giảm mà giá nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn tăng.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực - Giám đốc Trường Đào tạo ngân hàng BIDV chia sẻ thêm: Một trong những điểm nghẽn từ lâu ở Việt Nam là chi phí về logistics còn cao. Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để giảm chi phí logistics vì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, nhất là câu chuyện liên quan đến giá cả, từ giá đầu cho đến giá cuối qua khâu trung gian. Theo đó, cần làm rõ chi phí ở khâu nào tăng quá cao, cần phải công khai minh bạch, không đánh đồng với những khâu trung gian khác. Ngoài ra, sự vào cuộc của các cơ quan bộ ngành có liên quan để giảm bớt những chi phí thủ tục hành chính vẫn còn cao. Chi phí giao dịch, chi phí kinh doanh, chi phí thủ tục hành chính của Việt Nam còn cao khiến doanh nghiệp tính luôn vào giá thành. 

Trước tình trạng giá cả hàng hoá neo cao, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), bà Đinh Thị Nương cho biết: Trước việc giá xăng dầu giảm trong thời gian vừa qua và giá nhiều mặt hàng có xu hướng neo cao, Bộ Tài chính đã tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý điều hành giá và đã trình Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ giá cả dịch vụ khi giá xăng dầu giảm trong các kỳ điều hành vừa qua.

Bộ Tài chính cũng đã và đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu và thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ không pha chì nhằm giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu; tăng cường việc tổ chức rà soát kê khai giá các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các đơn vị thực hiện kê khai giá kịp thời để giảm giá.

Đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ xăng dầu và có tác động đến cái chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thị trường và tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh để có biện pháp điều hành giá và bình ổn giá phù hợp.

Theo bà Đinh Thị Nương, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần có thời gian, độ trễ để rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó, mới xác định giá bán giảm theo đà của giá xăng, dầu. “Tôi đồng ý có độ trễ nhưng không thể kéo dài hàng tháng hay mấy tháng. Chỉ sau một vài tuần, các doanh nghiệp cần điều chỉnh ngay;  sự vào cuộc của cơ quan chức năng cần phải sát tình hình hơn nữa; người dân có quyền phản ánh nếu thấy giá xăng dầu giảm mà giá vận tải, giá nhiều mặt hàng vẫn không hạ”, ông Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

Dự báo đến cuối năm các mặt hàng thiết yếu có những dự báo biến động phức tạp khó lường. Giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, các nguyên liệu như: Xăng dầu, vật tư nông nghiệp, các mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước…vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giao thông vận tải, giáo dục dạy nghề thực hiện lộ trình giá thị trường với mặt hàng Nhà nước quản lý, theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai lũ lụt vẫn có thể xuất hiện và xảy ra, gây khó khăn trong chuỗi cung ứng dịch vụ.

Với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, năm 2022, bà Đinh Thị Nương cho rằng: Chính phủ sẽ hoàn thành chỉ tiêu kiểm soát lạm phát mục tiêu đề ra là 4%. Đối với việc bình ổn giá cả thị trường, theo đại diện Cục Quản lý giá, trong trường hợp có mặt hàng biến động giá lớn, căn cứ các quy định pháp luật về giá, Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành tham mưu cho Chính phủ, báo cáo Quốc hội đưa những mặt hàng đó vào danh mục bình ổn giá.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bắt tay đại gia bán lẻ: Cơ hội đưa hàng Việt tiến sâu chuỗi cung ứng

Bắt tay đại gia bán lẻ: Cơ hội đưa hàng Việt tiến sâu chuỗi cung ứng

Hiện Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới đối với nhiều nhóm ngành hàng, trong đó Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 2 về da giày, thứ 3 về dệt may.

CEO Kido Trần Lệ Nguyên tiết lộ bánh trung thu “được ủng hộ cực lớn”, đã cháy hàng sớm

CEO Kido Trần Lệ Nguyên tiết lộ bánh trung thu “được ủng hộ cực lớn”, đã cháy hàng sớm

CEO Kido Trần Lệ Nguyên cho biết bánh trung thu của hãng nhận được sự ủng hộ cực lớn, vì vậy, đã cháy hàng sớm. Kênh sỉ giúp tập đoàn này hoàn thành sớm mùa kinh doanh trung thu, thậm chí vượt kỳ vọng.

Nghề xếp hàng mua bánh trung thu hộ, 'đứng 10 ngày bằng cả tháng lương'

Nghề xếp hàng mua bánh trung thu hộ, 'đứng 10 ngày bằng cả tháng lương'

Rất nhiều gia đình, nhóm bạn sẵn sàng xếp hàng để mua giúp bánh trung thu hộ của một thương hiệu lâu đời tại Hải Phòng.

Cận cảnh con tôm hùm Đông Úc giá chục triệu đồng lần đầu có mặt tại Việt Nam

Cận cảnh con tôm hùm Đông Úc giá chục triệu đồng lần đầu có mặt tại Việt Nam

Mỗi con tôm hùm Đông Úc nặng khoảng 3 - 5kg, giá mỗi kg gần 2,3 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên tôm hùm Đông Úc được nhập khẩu vào Việt Nam, phục vụ nhu cầu hải sản cao cấp của người Việt.

Dát vàng lên bánh trung thu

Dát vàng lên bánh trung thu

Kết hợp nghề làm bánh trung thu truyền thống của mẹ và nghề thủ công mỹ nghệ của cha, anh Nguyễn Vũ Long (quận 3, TP.HCM) đã cho ra đời những chiếc bánh trung thu dát vàng độc đáo.

“Thành phố Đẹp” Sơn La nổi bật tại Hội chợ CAEXPO 2023

“Thành phố Đẹp” Sơn La nổi bật tại Hội chợ CAEXPO 2023

Gian hàng của tỉnh Sơn La tập trung vào lĩnh vực thương mại, giới thiệu các sản phẩm nông sản sạch, nông sản chế biến để giới thiệu với các đối tác nước ngoài tại CAEXPO 2023.