Chủ nhật, 05/05/2024

Chính sách và giải pháp phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

15/09/2022 3:07 PM (GMT+7)

Việc thực hiện chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái bước đầu đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường... đồng thời huy động được nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sáng 15/9, hội thảo "Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện" được tổ chức tại TP.HCM để phổ biến các nội dung mới của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, bao gồm các quy định về chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái.

Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì với sự tham dự của ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện quốc gia UNIDO tại Việt Nam; Ông Werner Bardill, Tổng lãnh sự Thụy Sỹ tại TP.HCM.

Hội thảo có 200 đại biểu từ các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; 46 Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; các doanh nghiệp phát triển hạ tầng và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; các tổ chức quốc tế.

TP.HCM thí điểm xây dựng mới 1 khu công nghiệp sinh thái

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, với 403 khu công nghiệp đang hoạt động, việc thúc đẩy phát triển khu công nghiệp theo hướng sinh thái sẽ huy động nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững.

Chính sách và giải pháp phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hội thảo "Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện" được tổ chức tại TP.HCM. Ảnh: Mỹ Quỳnh

"Tại báo cáo tổng kết 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ đồng ý, đến năm 2030 sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8%-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới từ bước lập quy hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư. Việc quan tâm xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái được thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết.

Đối với định hướng phát triển các khu công nghiệp trong thời gian tới, ông Vũ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ, các khu chế xuất, khu công nghiệp đang hoạt động cần có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tính toán chuyển đổi mô hình theo hướng hiệu quả hơn. Thành phố sẽ thí điểm xây dựng mới 1 khu công nghiệp sinh thái ngay từ đầu, gắn với công nghiệp 4.0 trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện.

Chính sách và giải pháp phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam - Ảnh 2.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Về vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, Ông Werner Bardill, Tổng lãnh sự Thụy Sỹ tại TP.HCM nhấn mạnh: "Ở cấp độ khu công nghiệp và doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp đã tiên phong trong đầu tư và thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Chúng tôi hy vọng ngày càng có nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam tham gia vào quá trình chuyển đổi này để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới".

Tương tự, bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc UNIDO tại Việt đánh giá cao định hướng và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển khu công nghiệp sinh thái theo định hướng phát triển kinh tế và công nghiệp bền vững. Theo bà Thảo, Chính phủ Việt Nam định hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững, phát triển kinh tế dựa trên đổi mới khoa học công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, trong đó có thể nói mô hình khu công nghiệp sinh thái là một minh chứng cụ thể cho những chính sách đúng đắn này.

Theo ban tổ chức hội thảo, dự án "Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" có tổng kinh phí là 1.821.800 đô la Mỹ, được triển khai thực hiện trong 3 năm tại 5 tỉnh thành phố, gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng. Các khu công nghiệp cụ thể là Hiệp Phước, Trà Nóc 1&2, Amata - Biên Hoà, Hòa Khánh và Đình Vũ (Deep C).

Dự án có mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan..

Từ năm 2015 - 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thì điểm chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái với nguồn tài trợ từ Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Quỹ Môi trưởng Toàn cầu (GEF), nhằm phát triển công nghiệp từ chiều ngang sang chiều sâu, và thúc đẩy sự liên kết hợp tác trong sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Sau 4 năm triển khai dự án, 72 doanh nghiệp tham gia Chương trình đã áp dụng hơn 900 giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm được 76 tỷ đồng năm thông qua việc cắt giảm năng lượng tiêu thụ, các tài nguyên, vật liệu...

Việc thực hiện chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái bước đầu đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời huy động được nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án "Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu" là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua, đồng thời là tiền đề để nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước trong giai đoạn tới.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Cao điểm lễ vừa qua, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo. Theo đó, việc giá vé máy bay tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Chiều nay, mưa đã xuất hiện ở một số quận trung tâm TP.HCM. Dù mưa nhỏ nhưng cũng góp phần "giải nhiệt" vào buổi chiều cuối tuần sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt.

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào các diện đặc biệt và việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I/2024 là số âm.

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

Tập đoàn Pandora của Đan Mạch, nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất thế giới, sẽ khởi công xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Bình Dương vào ngày 16/5/2024, theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.