Thứ năm, 28/03/2024

Chính thức số hóa cho vay, cuộc đua bán lẻ ngân hàng ngày càng khốc liệt

03/07/2022 6:00 PM (GMT+7)

Khung pháp lý về cho vay bằng phương thức điện tử sắp ban hành sẽ giúp ngân hàng tiết giảm chi phí, mở rộng thị phần. Cuộc đua trên thị trường tín dụng bán lẻ cũng ngày càng khốc liệt.

Chính thức số hóa cho vay, cuộc đua bán lẻ ngân hàng ngày càng khốc liệt - Ảnh 1.

Hiện các ngân hàng chưa thể áp dụng số hóa toàn bộ hoạt động cho vay. Ảnh: Đức Thanh

Số hóa cho vay, ngân hàng sắp dài tay cấp tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa dưa ra Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, Dự thảo bổ sung hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Đương nhiên, để áp dụng số hóa hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ quy định về phòng chống rửa tiền, nhận diện khách hàng, chống gian lận… 

Quy định của Dự thảo Thông tư trên khiến các ngân hàng thương mại hết sức phấn khởi. Thời gian qua, nền tảng công nghệ của các ngân hàng đều có thể đáp ứng việc cấp tín dụng trên nền tảng số hóa thay vì nền tảng truyền thống, nhưng do hành lang pháp lý chưa chắc chắn, nên nhiều ngân hàng vừa cho vay, vừa thấp thỏm sợ phạm luật. 

Đại diện pháp chế Ngân hàng BIDV cho hay, Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các văn bản pháp luật hiện hành đều yêu cầu các hợp đồng, thỏa thuận cho vay phải có chữ ký tươi. Chính vì vậy, dù các tổ chức tín dụng có hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng, phê duyệt hồ sơ tín dụng tự động…, nhưng chưa thể áp dụng số hóa toàn bộ hoạt động cho vay.   

Tuy NHNN đã cho phép áp dụng xác thực định danh điện tử (eKYC) hơn một năm nay, song riêng về hoạt động cho vay, các ngân hàng vẫn phải áp dụng Thông tư 39/2016/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động cho vay. Thông tư này chưa quy định về phương thức cho vay điện tử, tức là khách hàng vẫn phải đến ngân hàng ký chữ ký tươi, ngân hàng vẫn phải lưu hồ sơ giấy… Vì vậy, Dự thảo Thông tư 39/2016/TT-NHNN được coi là sẽ cởi trói cho các ngân hàng trong triển khai số hóa khoản vay.

Đại diện EVN Finance cho hay, mỗi ngày, các công ty tài chính có hàng trăm, hàng ngàn khoản vay. Hầu hết các khoản vay có giá trị nhỏ từ 5-50 triệu đồng. Nếu thực hiện theo quy trình cho vay truyền thống, thì chi phí và thời gian mà công ty tài chính phải bỏ ra rất lớn, trong khi nếu triển khai cho vay theo phương thức điện tử, quy trình và chi phí sẽ tiết giảm rất nhiều.  

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện BIDV cho hay, nhiều ngân hàng đã “vận dụng linh hoạt” để số hóa hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa vững chắc, ngân hàng đứng trước rủi ro pháp lý (nếu tranh chấp xảy ra, hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu). Do đó, việc sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN bổ sung phương thức cho vay điện tử là rất cần thiết, giúp ngân hàng thương mại có cơ sở phát triển sản phẩm này một cách rộng rãi.

Dù vậy, các ngân hàng thương mại cho rằng, để có hành lang pháp lý vững chắc, bên cạnh NHNN sửa Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phải sớm sửa Luật Giao dịch điện tử theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng được áp dụng công nghệ số, chữ ký điện tử.  

Chạy đua bán lẻ sẽ ngày càng khốc liệt

Tín dụng bán lẻ đang là miếng bánh béo bở được tất cả nhà băng nhắm tới. Số hóa hoạt động cho vay sẽ khiến mặt trận bán lẻ ngày càng khốc liệt hơn. Quy định mới sắp ban hành sẽ giúp các ngân hàng nới dài cánh tay cấp tín dụng bán lẻ, mà không phải dựa quá nhiều vào các phòng giao dịch vật lý. Không chỉ ngân hàng, các công ty tài chính cũng sẽ đẩy mạnh hơn hoạt động cho vay qua kênh số hóa.

Thống kê của nhiều ngân hàng cho thấy, hiện tỷ lệ giao dịch trên kênh số chiếm tới trên 90% tổng số lượng giao dịch tại ngân hàng. Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc MB cho hay, yêu cầu tăng trải nghiệm online của khách hàng tăng rất nhanh. Đồng thời, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi đây không còn là miếng bánh của riêng ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải chuyển đổi số mạnh mẽ trong mọi hoạt động.  

Theo mục tiêu mà NHNN đặt ra, đến năm 2025, tối thiểu 50% khoản vay nhỏ lẻ được số hóa hoàn toàn và đến năm 2030, con số sẽ là 70%.

Hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng diễn ra ngày càng rầm rộ. Những năm gần đây, khi hành lang pháp lý về số hóa hoạt động cho vay chưa được hoàn thiện, các ngân hàng đã chạy đua đầu tư nền tảng công nghệ và cơ sở dữ liệu khách hàng để chuẩn bị cho việc chào bán các sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

Mới đây, Ngân hàng VIB đã bắt tay với một tập đoàn công nghệ châu Âu triển khai CDP (nền tảng dữ liệu khách hàng). Nền tảng này cho phép VIB xây dựng một chân dung hoàn chỉnh về khách hàng, giúp ngân hàng hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.

Ông Trần Nhất Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ ngân hàng của VIB cho hay: “Có một thực tế là, sau giai đoạn đại dịch Covid-19, thói quen của khách hàng đã thay đổi hoàn toàn, họ rất ít khi đến các điểm giao dịch vật lý của ngân hàng và thường xuyên tương tác trên mạng xã hội và các nền tảng số. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải thay đổi, phải dùng công nghệ để hiểu rõ về khách hàng của mình hơn và tương tác với họ trên các nền tảng số”.


Số hóa là xu hướng tất yếu

Số hóa là xu hướng tất yếu cho sự phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế. Việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi đồng thời với xây dựng cơ chế giám sát quản lý rủi ro cho các sản phẩm số là hết sức rất cần thiết cho hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng. Với hoạt động cho vay, việc số hóa sẽ rút gọn quy trình giải ngân, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả bên đi vay lẫn bên cho vay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Eximbank và ông H.A đã thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vụ việc nợ thẻ tín dụng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong thời gian sớm nhất.