Nhắc tới bào ngư (ốc khổng), người ta nghĩ ngay đến món ăn chỉ dành cho các bậc vua chúa, quý tộc xưa bởi vừa hiếm vừa bổ dưỡng. Ngày nay, bào ngư trở thành loại hải sản phổ biến, song vẫn được xếp vào danh sách hàng cao cấp do giá đắt đỏ.
Trên thị trường, bào ngư đang bơi, nhập khẩu từ Hàn Quốc có giá 1,1-1,2 triệu đồng/kg loại 12-14 con/kg; bào ngư Úc giá 1,4-1,5 triệu đồng/kg loại 2-3 con/kg. Với bào ngư Úc viền xanh hàng tách vỏ cấp đông giá lên 7-10 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, trên “chợ mạng”, tiểu thương cũng rao bán tràn ngập các loại bào ngư với giá siêu rẻ, chỉ từ 180.000-350.000 đồng/kg tu
Một đầu mối có tên Nguyễn Bích ở TP.HCM rao bán bào ngư cấp đông trên một chợ online, với hàng chục nghìn thành viên, giá 270.000 đồng/kg loại 12 con/kg (hàng chưa tách vỏ), loại 20 con/kg có giá chỉ 200.000 đồng/kg.
Chị Bích cho biết, đây là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bào ngư cỡ nhỏ nhưng đổi lại giá rất rẻ nên được các nhà hàng, quán ăn chuộng mua về chế biến thành nhiều món khác nhau.
“Loại này các bà nội trợ cũng mua rất nhiều. Họ thường đặt 2-3kg về cấp đông ăn dần, khi cần lấy ra làm các món canh hầm, nướng, súp,... ”, chị nói. Trung bình một ngày, chị bán hết khoảng 1,2-1,5 tạ bào ngư. Dịp lễ hay Tết, lượng hàng bán ra tăng gấp đôi so với ngày thường.
Bào ngư là hàng cấp đông nên mỗi lần chị nhập lên tới 2-3 tấn. Trong kho lạnh lúc nào cũng có hàng, khách đặt mua được giao ngay, chị cho hay.
Chị Vũ Huyền, đầu mối bán thực phẩm online ở Trần Bình (Cầu Giấy, Hà Nội), dịp này cũng liên tục rao bán bào ngư tươi sống giá chỉ 15.000-16.000 đồng/con. Theo chị, đây là mức giá rẻ nhất từ trước đến nay. Thời điểm này năm ngoái, bào ngư có giá 25.000-30.000 đồng/con.
Hiện chị bán bào ngư size 30-35 con/kg, tính ra, 1kg bào ngư giá dao động từ 450.000-500.000 đồng. Theo chị, loại bào ngư này được nuôi trồng ở Nha Trang, không phải hàng nhập khẩu. Song, do bào ngư nhỏ nên được người nuôi lọc ra bán giá rẻ.
“Cũng vì giá rẻ nên phần lớn khách đều mua 30-40 con mỗi đơn. Chỉ trong vòng 3 ngày tôi bán hết hơn 3.000 con bào ngư”, chị nói.
Theo các đầu buôn bán hải sản, trước kia bào ngư có giá đắt đỏ là vì chúng chủ yếu được khai thác tự nhiên nên nguồn hàng khan hiếm. Những năm gần đây, bào ngư được nuôi trồng ngoài biển rất nhiều. Do đó, nguồn cung dồi dào, giá ngày càng rẻ.
Tuy nhiên, bào ngư Hàn Quốc và Úc thường được nuôi ngoài biển với chế độ ăn nghiêm ngặt, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên. Theo đó, bào ngư sinh trưởng khá chậm, giá thành cũng đắt đỏ. Còn bào ngư Trung Quốc được nuôi theo hướng công nghiệp nên chúng sinh trưởng nhanh, sản lượng cao nên giá thành cũng rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.