Qua số năm sử dụng, sứ mệnh phục vụ con người của chúng lập tức "biến hình" trở thành mối đe dọa với bất cứ sự chủ quan, bình chân như vại, dùng dằng muốn tận dụng nào.
Các chung cư cũ nằm trong nội thành nên việc xây mới phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy mô dân số hiện hữu nên việc duyệt điều chỉnh quy hoạch gặp vướng mắc kéo dài, chưa đảm bảo tính khả thi cho dự án.
Hầu hết hộ dân sinh sống tại các khu tập thể C8 Giảng Võ, nhà A tập thể Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) đều đã di dời, nhưng một số hộ vẫn bám trụ. Cuộc sống chật chội, ẩm thấp, cùng với sự gia cố nhà mong manh là hình ảnh người dân phải đối diện trong thời gian chờ di dời tới nơi ở mới.
Cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh) còn 6 lô chung cư đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý nên chưa thể bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Không còn thu hút như thời gian đầu, các quán cà phê chung cư ở TP.HCM giờ đây khó giữ chân khách hàng vì chỗ giữ xe bất tiện, di chuyển khó khăn, bị ràng buộc bởi nhiều quy định.
Mặc dù chính quyền đã chuẩn bị chỗ ở mới, thưởng thêm 50 triệu đồng, nhưng 20 hộ dân còn lại sống ở chung cư 440 Trần Hưng Đạo (quận 5) chưa chịu chuyển đi, do “mức đền bù chưa thỏa đáng”.
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội đặt trọng tâm phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ chưa đạt tiến độ, giải quyết dứt điểm một số điểm úng ngập trong năm 2023.
“Cần ưu tiên bảo vệ tính mạng con người hay quyền lợi người dân ở đây? Tôi nghĩ nếu những chung cư của chúng ta một lúc nào đó bị đổ sập giống như đâu đó trên thế giới thì sẽ rất kinh khủng”, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội nói.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các địa phương về việc thực hiện Nghị định số 69 ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo nhà chung cư cũ.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đã có báo cáo UBND TP.HCM về việc thành lập tổ công tác triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, di dời nhà trên và ven kênh rạch…