Ngày 5/1, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Luyện Văn Phương thông tin: Đối với công tác quản lý chung cư thương mại trong năm 2022, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành 9 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với 10 nhà chung cư trên địa bàn, ban hành 23 quyết định xử phạt, tham mưu trình UBND TP Hà Nội ban hành 5 quyết định xử phạt với tổng số tiền xử phạt là 1,7 tỷ đồng.
Đối với công tác quản lý nhà chung cư tái định cư: Thực hiện rà soát quỹ nhà tái định cư cho dự án hết thời hạn được TP bố trí. Tham mưu trình UBND TP Hà Nội thu hồi diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1 tại các nhà chung cư tái định cư vi phạm do công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội đề xuất.
Tham mưu bố trí khoảng 350 nhà tái định cư cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, như dự án đường Vành đai 4, dự án mở rộng trụ sở Bộ Công an... Thẩm định, phê duyệt Phương án quản lý vận hành, kế hoạch bảo trì đối với quỹ nhà tái định cư; Thành lập Đoàn Kiểm tra công tác quản lý và ký hợp đồng mua bán căn hộ tái định cư.
Đối với công tác quản lý nhà chuyên dùng, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế TP, công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội tham mưu UBND TP Hà Nội phương án xử lý khoản nợ phải thu từ công tác quản lý.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đánh giá: Trong năm 2022, Sở Xây dựng triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác với khối lượng công việc lớn, phạm vị quản lý rộng, nhiều công việc đột xuất. Tuy nhiên, Sở đã có nhiều cố gắng trong thực hiện các nhiệm vụ được Thành ủy, HĐND và UBND thành phố giao và đạt được những kết quả tốt. Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ đạt trên 97% và không có nhiệm vụ chậm, muộn.
Tuy vậy, ông Tuấn cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong năm 2023. Cụ thể, công tác phát triển nhà ở, phát triển đô thị chưa đồng đều; công tác phát triển nhà ở chưa thực sự gắn phát triển đô thị bền vững; phát triển nhà ở xã hội (bao gồm cả nhà ở công nhân), triển khai các khu nhà ở xã hội tập trung, nhà ở tái định cư, cải tạo chung cư cũ chưa đạt tiến độ. Úng ngập tại một số điểm chưa được giải quyết dứt điểm...
Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục tập trung nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cho các dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; tiếp tục chủ trì kiểm tra công tác quản lý vận hành nhà chung cư, giải quyết kịp thời dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại...
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc