Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại, liệu có hay không việc một khoản tiền nào đó từ gói hỗ trợ không đi vào sản xuất kinh doanh mà sẽ "chảy" vào thị trường chứng khoán.
Lo ngại tiền không đi vào sản xuất mà "chảy" vào chứng khoán?
TS Võ Đình Trí, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, IPAG Business School và Thành viên AVSE Global, Pháp nhận định, thời gian qua, tại Việt Nam có hai "điểm nghẽn" khiến khả năng hấp thụ tín dụng kém, dù dòng vốn dồi dào. Thứ nhất, cung của ngân hàng không thiếu tiền, nhưng vấn đề giải ngân đến các doanh nghiệp (DN) không đủ chuẩn đang bị vướng. Thứ hai, nhu cầu vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn vừa qua do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn rõ rệt.
Vì vậy, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất của DNNVV Việt Nam cũng giảm đáng kể. Sang năm 2022, với các chính sách hỗ trợ cùng gói kích thích hàng tỷ USD, vị chuyên gia này kỳ vọng, nguồn vốn lãi suất thấp sẽ được khơi thông, kéo theo kinh tế Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ.
Thực tế, hiện tại, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng đang đặt khá nhiều kỳ vọng vào những DN khi được tiếp nhận nguồn vốn này với chi phí thấp, sẽ đẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả, từ đó sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận trong 2-3 năm tới đây. Tuy nhiên, một vấn đề cũng được đặt ra là liệu sẽ có tình trạng DN nhận vốn nhưng chưa có dự án sản xuất kinh doanh lại bỏ tiền vào trong chứng khoán. "Cần giám sát chặt chẽ dòng tiền hỗ trợ. Để giải quyết điều này, gói kích thích mà Chính phủ đang thiết kế cần được giải ngân, sử dụng hiệu quả, dự án được triển khai đúng kỳ hạn", ông Trí kiến nghị.
Lấy dẫn chứng từ cách làm của Pháp và một số nước khác, ông Trí chia việc hỗ trợ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu, "cấp cứu" cho các DN ngay trong giai đoạn lockdown - cần hỗ trợ đúng và nếu phát hiện những DN lợi dụng, trục lợi từ chính sách sẽ bị xử lý rất nghiêm khi hậu kiểm. Giai đoạn thứ hai, phục hồi, ưu tiên hỗ trợ những DN có khả năng trụ vững sau đại dịch và có đóng góp nhiều cho tiến trình phục hồi. "Đây là những DN khó khăn suốt hai năm qua do đại dịch, chứ không phải do "sức khỏe ốm yếu" từ trước đó. Do đó, Chính phủ cân nhắc kỹ càng những tiêu chí, chọn lọc đối tượng nhận hỗ trợ.
Các DN "xác chết" sắp thành zombie nhưng ăn may, khi đại dịch ập đến lại được xếp chung vào các nhóm DN bị bệnh, sẽ không có cửa nhận hỗ trợ. Với cách giải quyết thông thường như trên, tôi cho rằng, DN trên thị trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi sự phân hoá mạnh giữa các nhóm ngành. Thậm chí, DN trong cùng một nhóm cũng sẽ xuất hiện việc phân hoá", ông Trí góp ý.
Nhà đầu tư cần biết điểm dừng
Là nhà sáng lập QMV Group, TS Quách Mạnh Hào, giảng viên Đại học Lincoln, Vương quốc Anh chia sẻ, kể từ khi thông tin về gói hỗ trợ được hàm ý đưa ra mức độ rủi ro chung trên thị trường chứng khoán có xu hướng giảm. Khi đó, định giá tài sản được dâng lên. Đây một trong những yếu tố giúp chứng khoán thời gian gần đây tăng vọt. Hiểu đơn giản, tâm lý nhà đầu tư đang kỳ vọng một cách tích cực vào gói hỗ trợ kinh tế là phổ biến, nó kéo theo sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo TS Hào, quá trình mà chúng ta cần thận trọng cho thị trường đâu đó rất gần. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng thị trường chứng khoán giảm ngay. Tiền vẫn sẽ luân chuyển giữa các nhóm ngành. Một số ngành thì rất tốt, một số ngành thì có thể không tốt bằng. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 6 tháng tới 1 năm để chúng ta chứng kiến tiền trở lại với nền kinh tế.
Chung nhận định, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị FiinGroup vẫn giữ quan điểm, thị trường chứng khoán đã được kích cầu từ dòng tiền mới đến từ nhà đầu tư cá nhân F0, F0+n. "Còn gói kích thích nền kinh tế, chứng khoán cơ hội "ăn" bằng lần nữa như năm 2009 không? Theo tôi là có thể vẫn còn, dù sẽ khó và sẽ có sự phân hoá. Ví dụ với nhóm ngân hàng, xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản, chứng khoán là những nhóm ngành có thể được hưởng lợi song vấn đề là lựa chọn cổ phiếu nào?
Với ngân hàng thì cơ hội cho cổ phiếu nào vừa rồi có tỷ lệ bao phủ nợ xấu nhiều, trích lập dự phòng nhiều, còn nếu chỉ dựa vào nợ xấu thì không tin tưởng lắm. Nhìn trung hạn cổ phiếu tốt vẫn tăng trưởng, vấn đề là chọn điểm vào", ông Thuân nói. Nếu phải cảnh báo hoặc phải làm điều gì đấy tốt cho thị trường, cho nhà đầu tư, theo ông Thuân, nhà đầu tư nên cẩn trọng với cổ phiếu nhỏ, muốn kiếm tiền phải biết điểm dừng.
"Tôi lập ra FiinGroup cũng chỉ vì thiếu thông tin nên nhà đầu tư cẩn trọng với lời hô hào trên mạng, tự mình ra quyết định. Nếu cứ mua cổ phiếu penny, cổ phiếu đội lái, sẽ đến lúc giẫm đạp lên nhau cả thôi, ai tỉnh táo biết điểm dừng rồi chuyển thì sẽ thành công", Chủ tịch FiinGroup nhấn mạnh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?