Nói về lợi ích mà chuyển đổi số mang lại trong sản xuất nông nghiệp, ông Phạm Văn Lộc, Giám đốc dự án Hệ sinh thái nông nghiệp bền vững UCA ở Hà Nội cho biết, đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao về nhân sự, cứ 1ha bớt được 7 nhân công lao động, trung bình một tháng bớt được 40 triệu tiền công.
Không chỉ có vậy, trước kia năng suất rau bình quân trên 1m2 là 2kg, bây giờ tăng thêm khoảng 150% khi sản xuất rau công nghệ cao. Đồng thời, không phải chịu rủi ro, tổn thất 1-2 do tác động bất lợi của khí hậu, thời tiết.
Theo ông Lộc, ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp đang rủi ro rất nhiều qua câu chuyện thời tiết, câu chuyện thương mại, lúc thì nhiều, lúc thì ít. Khi thực hiện chuyển đổi số, đưa công nghệ vào thì tính ổn định sẽ rất cao, nó giữ được mọi thứ, chứ không bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như bây giờ.
"Chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng mới chỉ bước đầu manh nha nên tiềm năng để mở rộng, bứt phá còn rất lớn. Về tương lai, đó là hướng tất yếu chứ không phải có định hướng phát triển hay không" – ông Lộc khẳng định.
Với công nghệ nuôi cá "sông trong ao" tự động hóa 100%, ông Hoàng Văn Thường ở thôn Đích Chiều, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục (Hà Nam) cho biết, khi chưa áp dụng mô hình này, ông phải thuê 10 người làm, nay chỉ cần 2 người để vận hành hệ thống trong khi hiệu quả nuôi lại tăng gấp 4-5 lần so với nuôi cá theo cách thông thường.
Năm 2018 ông Thường bắt đầu đầu tư mô hình nuôi cá "sông trong ao" theo công nghệ cao của Israel. Trong ao rộng 4ha, cá được nuôi ở trong bể có đáy bằng bê tông rộng 500m2 và ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước, cá bơi suốt ngày đêm.
"Cá được nuôi từ bé đến thành phẩm trong khoang ao có đáy đổ bằng bê tông, không có bùn nên cá sạch sẽ, không bị tanh" – ông Thường nói và cho biết chi phí đầu tư mua giống, vốn, thức ăn cho mô hình nuôi cá này hết khoảng 1 tỷ đồng.
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên giá cá giảm sâu trong khi giá thức ăn lại tăng cao. Chính vì thế, ông Thường tiếp tục chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh nước ngọt. "Nuôi tôm hơn cá vì năm nay được giá nên hiệu quả đem lại gấp 10 lần so với nuôi cá" – ông Thường chia sẻ.
Ông Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới – Queenfarm, người tiên phong làm nông nghiệp công nghệ cao ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết, áp dụng khoa học công nghệ vào để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hưu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp, sản phẩm tạo ra tăng năng suất, giá trị cao gấp 4-5 lần so với sản xuất thông thường.
Từ mô hình nhà kính, nhà màng do công ty Nhật Bản chuyển giao, Queenfarm đã trồng thêm nhiều loại rau thủy canh, đến nay nơi đây đang trồng hơn 20 loại rau. Thấy doanh nghiệp làm hiệu quả, khoảng 20 nông dân, HTX đã mạnh dạn đầu tư làm theo, phía Queenfarm chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.
Cùng với bán sản phẩm tươi, doanh nghiệp đang đầu tư vào chế biến sâu sau thu hoạch. "Chúng tôi đã quy hoạch được vùng trồng rau má bản địa rộng 60ha và mới lắp đặt dây chuyền chế biến sấy lạnh, các sản phẩm: bột rau má nguyên chất, nước uống đóng chai rau má, thạch rau má, trà rau má…" – ông Tân chia sẻ.
Bài toán vốn đầu tư và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn
Theo ông Trần Văn Tân, đầu tư nhà kính, nhà màng theo công nghệ của Nhật Bản dao động từ 1,6-1,8 triệu đồng/m2. Chính vì thế, các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp siêu nhỏ mong muốn tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, hiện đang rất khó tiếp cận đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Lộc phản ánh, khi tiếp cận nguồn vốn chính sách hay vốn vay ngân hàng thì tất cả các ngân hàng đều từ chối cho vay đối với tài sản thế chấp đầu tư trên đất nông nghiệp mà tài sản đầu tư trên đất nông nghiệp không hề nhỏ.
"Các doanh nghiệp lớn rất muốn nhảy vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nhưng quay ngược lại chi phí đầu tư ban đầu lớn. Không được hỗ trợ vốn vay là cái khó của người làm nông nghiệp công nghệ cao" – ông Lộc nói và cho biết giải được bài toán về vốn thì sẽ tăng được quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, qua đó sẽ tăng được hiệu suất đầu tư cho hệ thống.
Cùng với đó, ông Lộc kiến nghị kéo dài thời gian thuê đất nông nghiệp, hiện doanh nghiệp đang thuê đất với thời hạn 10 năm. Bởi, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao mà thời gian thuê đất ngắn thì sẽ rủi ro và khấu hao lớn vào giá thành, dẫn đến giá thành cao, thiếu sức cạnh tranh.
Một vấn đề nữa ông Lộc mong muốn là cần sự minh bạch, rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông sản để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi chọn mua sản phẩm.
Dự báo trong hai ngày 24-25/12, áp thấp nhiệt đới tăng tốc, tiến gần về phía vùng biển Nam Trung bộ và Nam bộ. TP.HCM sẽ đón những cơn lớn dịp Giáng sinh.
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, chủ cơ sở kinh doanh nợ thuế quá hạn trên 120 ngày với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, thay vì mức 10 triệu đồng như dự kiến trước đây.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM, dự án giao thông rất quan trọng tại Đông Nam bộ, sẽ được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Hội đồng Xét xử (HĐXX) hôm nay 20/12/2024 đã tuyên án vụ nâng khống hóa đơn gây thiệt hại 14.000 tỷ. Hai cựu cán bộ thuế nhận hối lộ nhận mức án 15 năm tù.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%, tương đương mức phấn đấu thực hiện năm 2024 của Chính phủ. Mức phấn đấu tới 7,5% phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện trong hoạt động kinh tế trong năm 2025.