Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP.HCM sẽ hoàn tất sắp xếp các đơn vị hành chính xã, phường trước ngày 30/6/2025. Sau thời điểm này, các đơn vị hành chính mới sẽ hoàn thiện bộ máy, tổ chức nhân sự để đi vào hoạt động ổn định.
TP.HCM dự kiến sắp xếp lại 80 phường để hình thành 41 phường, giảm 39 đơn vị hành chính. Theo đó, quá trình này được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1/12 - 31/12): Các quận triển khai sắp xếp: Ban Thường vụ Quận ủy tại các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận tiến hành sắp xếp, sáp nhập tổ chức bộ máy của các tổ chức Đảng, chính trị - xã hội tại các phường thuộc diện sắp xếp theo đơn vị hành chính mới.
Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư phường và nhân sự cho các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường mới được phân công rõ ràng. Các phường tổ chức rà soát cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và các dự án đầu tư để chuẩn bị cho việc bàn giao.
Trước ngày 1/01/2025, các phường mới cần hoàn tất việc bổ nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND. Đồng thời, các quận phối hợp với Công an TP.HCM và các cơ quan liên quan để thay đổi con dấu, bảng tên và biển hiệu của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Giai đoạn này, UBND TP.HCM cũng yêu cầu các đơn vị hành chính mới nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự tổ chức Đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính Nhà nước.
UBND TP.HCM cũng đề nghị các quận có phường thuộc diện sắp xếp xây dựng kế hoạch công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường từ ngày 28/12 đến ngày 31/12.
Giai đoạn 2 (1/1/2025 - 30/6/2025): Các phường mới tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030. UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến đời sống, an sinh xã hội cho cá nhân và tổ chức mà không thu phí, lệ phí. Các địa phương cần tập trung xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo bộ máy vận hành hiệu quả và tiến tới công tác bầu cử Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
UBND TP.HCM nhấn mạnh việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đảm bảo sự ổn định tổ chức, không gây xáo trộn đến đời sống, sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân. Các địa phương cần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tạo đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Việc sắp xếp không chỉ tối ưu hóa bộ máy hành chính mà còn tạo động lực để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.