Chuyên gia Mỹ cho rằng Bitcoin chỉ có giá trị "niềm tin" với các nhà đầu tư và có thể sớm biến mất.
Sau khi đạt mức cao kỷ lục gần 70.000 USD/đồng vào cuối tháng 10 nhờ các động lực từ sự ra mắt quỹ ETF, giá Bitcoin ở thời điểm hiện tại đã giảm sâu, dao động trong khoảng từ 46.000 - 50.000 USD/đồng.
Bitcoin được tạo ra từ năm 2009, khi khái niệm tiền mã hoá còn quá mới mẻ và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng giờ đây, đã có hàng trăm loại tiền ảo khác, và Bitcoin dần không giữ được vị thế của mình, dù vẫn là đồng tiền điện tử giá trị số 1 thế giới.
Ông Eswar Prasad - tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền: Cách mạng kỹ thuật số đang biến đổi tiền tệ và tài chính”, cho biết: “Blockchain là công nghệ đằng sau hầu hết các loại tiền điện tử. Về cơ bản, đó là một số kỹ thuật giúp các giao dịch tiền ảo được phân phối trên mạng máy tính toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ blockchain của Bitcoin không hiệu quả lắm vì loại tiền này không thân thiện với môi trường".
Vị chuyên gia giải thích rằng cơ chế mà tiền điện tử sử dụng để xác nhận giao dịch không thân thiện với môi trường, đó là nguyên nhân khiến lượng khí thải carbon từ hoạt động “đào” Bitcoin rất lớn.
Trong khi đó, một số loại tiền điện tử mới hơn sử dụng các công nghệ blockchain hiệu quả hơn nhiều so với Bitcoin, vì thế sẽ sớm chiếm ưu thế lớn hơn, thậm chí còn được sử dụng như phương tiện thanh toán cho một số loại hàng hoá hằng ngày. Trong khi đó, Bitcoin, với giá trị hiện tại, khó mà được sử dụng như phương tiện thanh toán thông thường.
“Do Bitcoin không thể hoạt động như một phương tiện trao đổi tốt, tôi không nghĩ rằng nó sẽ có bất kỳ giá trị cơ bản nào, ngoài giá trị “niềm tin” mà các nhà đầu tư đặt vào đồng tiền này”, ông Prasad nêu quan điểm.
Mặc dù vậy, ông Prasad cũng không phủ nhận tác động tích cực của Bitcoin trong việc “mở đường” cho sự phát triển của các loại tiền ảo, cho biết Bitcoin đã “thực sự tạo ra một cuộc cách mạng có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp”.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.
Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.
Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.