FTSE Russell vừa chính thức thông báo kết quả thay đổi danh mục kỳ Quý 3/2022. Theo đó, FTSE Vietnam Index (chỉ số cơ sở của Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF) sẽ loại KDH (Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền) và cổ phiếu SBT (Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa) và không thêm cổ phiếu nào. Tổng tài sản quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF tại ngày 2/9 đạt 306 triệu USD.
Cụ thể, Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF ước tính sẽ bán gần 3,5 triệu cổ phiếu KDH và 3 triệu cổ phiếu SBT.
Như vậy, sau đợt review này, danh mục chỉ số giảm xuống còn 26 mã. Trong đó, việc cơ cấu sẽ được thực hiện từ ngày 5/9 đến 16/9 (giao dịch chủ yếu phiên ATC ngày 16/9) và chính thức áp dụng từ ngày 19/9/2022.
Việc loại bỏ cổ phiếu KDH và SBT là một bất ngờ với các dự báo của các công ty chứng khoán. Trước đó, Chứng khoán BSC đưa ra dự báo FTSE Vietnam sẽ thêm mới cổ phiếu SHB và KDC và đồng thời không loại bỏ cổ phiếu nào.
Tuy nhiên, chỉ riêng Yuanta Việt Nam dự báo KDH bị loại vì không đáp ứng tiêu chí thanh khoản, giá trị giao dịch trung bình trong 3 tháng < 10% giá trị giao dịch trung bình của các mã trong FTSE Vietnam Allshare Index.
Phản ứng trước thông tin này, cổ phiếu KDH trong phiên giao dịch hôm nay giảm xuống 36.800 đồng/CP và dự báo áp lực giảm điểm sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF bán ra để tái cơ cấu danh mục.
Còn nếu so với thời điểm đạt "đỉnh" hồi đầu tháng 1, hiện cổ phiếu KDH đã giảm gần 30% giá trị, tương ứng với giá trị vốn hóa chỉ còn hơn 26, 2 nghìn tỷ đồng.
Tương tự, cổ phiếu SBT trong phiên giao dịch hôm nay (5/9) cũng giảm nhẹ, về mức giá 18.050 đồng/CP.
Có thể thấy, diễn biến kém khả quan của cổ phiếu KDH trên thị trường trong vài tuần trở lại đây phần nào đã phản ánh được những khó khăn mà Nhà Khang Điền đang gặp phải.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 của KDH ghi nhận doanh thu doanh nghiệp này đạt 732,5 tỷ đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn 234,8 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của Nhà Khang Điền đạt 497,7 tỷ đồng, tăng 16,7%.
Trong quý 2/2022, hoạt động tài chính mang về nhà Khang Điền 5,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm 98,4%, tương ứng giảm 23,1 tỷ đồng về 0,38 tỷ đồng; Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 7%, tương ứng giảm 4,23 tỷ đồng về 56,62 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Kết quả, Nhà Khang Điền báo lợi nhuận sau thuế với mức 325,6 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu đạt 875,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 625,4 tỷ đồng.
Mặc dù kết quả kinh doanh ghi nhận tăng trưởng nhưng Nhà Khang Điền đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là áp lực tài chính.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính của Nhà Khang Điền ghi nhận âm hơn 2.000 tỷ đồng do hàng tồn kho tăng mạnh. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm hơn 22 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.991,4 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ (2.423,5 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/6/2022, tổng nợ vay của Nhà Khang Điền tăng gần 3.210 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 5.762,4 tỷ đồng, tương đương tăng 127,8%.
Đáng chú ý, Nhà Khang Điền có gần 942,2 tỷ đồng vay ngân hàng ngắn hạn đến hạn phải trả; Khoản nợ ngân hàng dài hạn của Nhà Khang Điền là 4.451,7 tỷ đồng tăng hơn 2,7 lần so với hồi đầu năm.
Đồng thời, Nhà Khang Điền cũng đang sở hữu khoản nợ 300 tỷ đồng trái phiếu. Ngày 14/6/2021, doanh nghiệp này đã phát hành thành công lô trái phiếu mã KDHH2125001 với tổng giá trị 400 tỷ đồng (Nhà Khang Điền đã chi 100 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn).
Mới nhất, Nhà Khang Điền đã công bố nghị quyết thông qua việc phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn 3 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Lãi suất danh nghĩa cố định ở mức 12%/năm. Thời gian phát hành dự kiến chậm nhất đến hết quý III/2022.
Với số tiền 800 tỷ đồng trái phiếu huy động được, Nhà Khang Điền sẽ sử dụng toàn bộ để đầu tư vào công ty con là Công ty TNHH Tư vấn Quốc Tế, tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ lên 1.550 tỷ đồng, trong đó sở hữu của Khang Điền chiếm 99,95%.
Sau đó Tư vấn Quốc tế sẽ dùng hết số tiền 800 tỷ này góp thêm vốn vào công ty con (với tỷ lệ nắm giữ 99,9% vốn chủ sở hữu) là Công ty TNHH Đầu Tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ. Với người dân nên mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng, không mua bán ở thị trường tự do, trái với quy định và tiềm ẩn nhiều rủi ro.