Cổ phiếu thép, bất động sản và năng lượng kéo VN-Index giảm mạnh trong tháng 10. Ảnh minh họa
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu và bất động sản có mức giảm điểm mạnh nhất, kéo chỉ số VN-Index giảm tới gần 29% so với tháng trước đó.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), các chỉ số chính trên HOSE đều diễn biến tiêu cực trong tháng 10. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.027,94 điểm, giảm 28,83% so với tháng 9 và giảm 31,39% so với cuối năm 2021. VNAllshare đạt 993,43 điểm, giảm 32,75% so với tháng 9 và giảm 36,37% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1.026,84 điểm, giảm 32,99% so với tháng 9 và giảm 33,14% so với cuối năm 2021.
Đáng chú ý, một số ngành ghi nhận mức giảm điểm mạnh mẽ trong khoảng thời gian này. Trong đó, chỉ số ngành nguyên vật liệu (VNMAT) giảm tới 59,39%; ngành bất động sản (VNREAL) giảm 39,27% và ngành năng lượng (VNENE) giảm 36,76%.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực trong tháng 10 khi dòng tiền vẫn còn eo hẹp. Giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.449 tỷ đồng và 548,13 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm 14,53% về giá trị bình quân và tăng 3,97% về khối lượng bình quân so với tháng 9. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 11,51 tỷ cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 240.446 tỷ đồng, tương đương tăng 9,17% về khối lượng và giảm 10,26% về giá trị giao dịch so với tháng 9.
Thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực cũng khiến giá trị giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW) suy giảm mạnh trong tháng 10/2022. Dù khối lượng giao dịch bình quân CW đạt khoảng 38,37 triệu CW, tăng tới 36,19% so với tháng trước đó, song giá trị giao dịch bình quân lại giảm tới 44,19%, chỉ đạt hơn 7,92 tỷ đồng.
Việc VN-Index suy giảm mạnh cũng khiến trên HOSE chỉ còn 34 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có một doanh nghiệp duy trì vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã: VCB). Trong khi đó, vào cuối năm 2021, trên HOSE ghi nhận 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, bao gồm 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Tập đoàn Vingroup (VIC), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Công ty cổ phần Vinhomes (VHM).
Tính đến cuối tháng 10/2022, trên HOSE có 564 mã chứng khoán niêm yết. Trong đó gồm 401 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 10 mã chứng chỉ quỹ ETF, 149 mã chứng quyền có bảo đảm và 1 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 139 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,10 triệu tỷ đồng, giảm 8,92% so với tháng trước và tương đương 48,84% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).
Theo các chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư đang dè dặt giải ngân vì đà bán cổ phiếu từ những phiên trước chưa dừng lại. Vì vậy, trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.150 để tìm điểm cân bằng sau đợt điều chỉnh và hướng tới kiểm định trở lại ngưỡng 1.165.
Tencent Holdings bắt đầu ra mặt vào năm 2018, song ông lớn Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện tại VNG trước đó cả thập kỷ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên mạnh mẽ của kỳ lân công nghệ đời đầu Việt Nam.
Thế Giới Di Động cho biết đang trong quá trình thực hiện giao dịch phát hành riêng lẻ cho Bách Hóa Xanh. Công ty sẽ chia sẻ thông tin sau khi hoàn tất giao dịch.
5 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 70.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu. Câu hỏi được đề cập khá nhiều là liệu đây có phải tín hiệu đầu tiên cho chu kỳ thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước, và việc phát hành tín phiếu này sẽ kéo dài trong bao lâu?
Mặt bằng lãi suất chậm "đảo chiều" sẽ là điểm tựa vững chắc cho xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán khi đây vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền.
Hãng tin Reuters cho biết, Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) là một trong số nhiều nhà đầu tư lớn muốn mua lại 20% vốn chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động (HoSE: MWG). Bách Hoá Xanh hiện được định giá từ 1,5 - 1,7 tỷ USD.