Đầu năm trở lại đây, người dân khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh… có thể dễ dàng cảm nhận được sự hiện diện của một thương hiệu đồ uống mới mang tên Mixue.
Thương hiệu với biểu tượng người tuyết cầm cây kem hiện phủ sóng hơn 350 cửa hàng trải dài khắp 3 miền. Riêng khu vực Hà Nội, Mixue đã sở hữu hơn 100 cửa hàng.
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á chịu chi cho trà sữa trân châu. Theo báo cáo của Momentum Works và qlub, Việt Nam đứng ngay vị trí thứ 3, chỉ sau Indonesia và Thái Lan về doanh thu trà sữa mỗi năm, ước đạt 326 triệu USD, tương đương 8.470 tỷ đồng.
Trà sữa cũng là loại đồ uống được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội, chiếm tới 30-50% thị phần, vượt xa những thức uống phổ thông khác như trà, nước ép hay thậm chí cà phê.
Sau Covid-19, thương hiệu trà sữa tại Việt Nam thay đổi mạnh khi chia tay hàng loạt cái tên nhưng cũng chào đón nhiều đối thủ mới. Nhờ nhu cầu và thói quen tiêu thụ của người dùng, thị trường kinh doanh trà sữa trong nước vẫn sống khỏe sau gần chục năm kể từ đợt bùng nổ đầu tiên.
Theo tìm hiểu, thương hiệu Mixue có tên đầy đủ là Mixue Bingcheng, được thành lập từ năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà.
Mixue thành lập công ty vào năm 2008, đến năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH Quản lý doanh nghiệp Lưỡng Ngạn Trịnh Châu. Trụ sở chính của công ty đặt tại Trịnh Châu, thành phố thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Vài năm sau, Mixue thành lập các công ty con chuyên trách hoạt động sản xuất nguyên liệu, hậu cần, kho bãi và quản lý đầu tư.
Ngoài Việt Nam, Mixue còn có mặt tại Indonesia cũng như đăng ký nhãn hiệu tại 30 thị trường khác nhau như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Tại Trung Quốc, nơi thị trường trà sữa có doanh thu khoảng 20 tỷ USD và mảng đồ uống từ trà trị giá 40 tỷ USD vào năm 2021, Mixue đang là tay chơi lớn khi sở hữu 21.000 cửa hàng, gấp 3 lần đối thủ cùng ngành là Good Me. Riêng năm 2021, Mixue đã mở hơn 7.000 cửa hàng.
Tính đến tháng 3, thương hiệu này đã có 21.619 cửa hàng và dự kiến chạm 30.000 vào cuối năm nay nếu duy trì tốc độ mở rộng nhượng quyền nhanh chóng như hiện nay.
Khác đối thủ, các loại đồ uống của Mixue có giá tương đối bình dân, dao động trên dưới 25.000 đồng. Các cửa hàng của Mixue chủ yếu phân bổ ở khu vực tập trung người trẻ tuổi như trường học, trung tâm thương mại, phố mua sắm.
Năm ngoái, doanh thu của thương hiệu tăng gấp đôi lên 10,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2022. Công ty đã có động thái thâm nhập thị trường nước ngoài cũng như đăng ký IPO trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến.
Trước Mixue, một thương hiệu trà sữa nổi tiếng khác ở Trung Quốc là Nayuki đã huy động được 656 triệu USD trong đợt IPO ở Hong Kong hồi tháng 6/2021. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Nayuki đã liên tục bốc hơi và giảm hơn một nửa giá trị kể từ thời điểm phát hành.
Mixue chính thức nhảy vào thị trường Việt Nam năm 2018 dưới pháp nhân là Công ty TNHH Snow King Global, địa chỉ văn phòng đặt tại phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Cũng trong tháng 9/2018, Mixue cho ra mắt cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội.
Như phần lớn nhãn hiệu trà sữa khác, để mở rộng quy mô và doanh thu, Mixue Bingcheng đã bắt đầu kinh doanh nhượng quyền từ sớm.
Tại thị trường trong nước, Mixue áp dụng nhượng quyền đơn thể, tức khách hàng tự đầu tư vận hành, công ty không tham gia chia lợi nhuận. Mixue cho biết ưu điểm của hình thức này là công ty quản lý toàn bộ thị trường, cơ cấu thị trường quy phạm rõ ràng, thuận tiện cho cửa hàng sao chép mô hình, quản lý cửa hàng linh hoạt hơn.
Nhân viên tư vấn nhượng quyền của Mixue cho biết tổng chi phí đầu tư có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Trong đó 2 loại chi phí lớn nhất là máy móc/thiết bị (297 triệu đồng) và thi công cửa hàng (150-250 triệu đồng tùy mặt bằng).
Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định. Mixue tuyên bố không thu chiết khấu doanh thu cửa hàng.
Các cửa hàng được khuyến nghị mở mặt bằng với diện tích tối thiểu 40 m2 và mặt tiền tối thiểu 3 m. Ngoài ra, khoảng cách giữa các cửa hàng trong khu vực phải đảm bảo trên 800 m.
Mỗi thương hiệu đều có chính sách nhượng quyền khác nhau, chi phí thường tính theo năm hoặc trọn đời. Như Gong Cha là một trong những thương hiệu phí cao nhất, khoảng 1 tỷ đồng, tổng mức đầu tư ước tính 3-5 tỷ đồng.
Một số thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực. Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.