Tại TP.HCM, cua lông Hong Kong nhập khẩu ở nhiều cửa hàng hải sản cao cấp đang đắt khách. Giá mỗi kg cua lông Hong Kong lên đến cả triệu đồng nhưng có nơi cho hay, họ nhập về đến đâu là hết đến đó, do khách quen đã đặt trước.
Cua lông còn được gọi với cái tên khác là cua đồng Trung Quốc, đặc biệt tại vùng Thượng Hải, Giang Tô và Hong Kong. Đa số nguồn cua lông được nhập về Việt Nam đều từ Hong Kong nên được gọi luôn là cua lông Hong Kong. Mùa cua lông Hong Kong bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch.
Sắp xếp cua lông còn sống trong bể, nhân viên một cửa hàng hải sản cao cấp trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) cho biết: "Do cua lông mang tính mùa vụ nên bên em mỗi năm chỉ nhập về duy nhất một lần. Số lượng nhập về cũng hạn chế nên thường đứt hàng sớm. Như số này là đã có khách đặt hàng trước rồi".
Kích thước của cua lông không quá to, mai cua có màu xanh đậm cùng với cặp càng phủ một lớp lông màu nâu. Thịt cua lông Hong Kong có vị ngọt đậm đà, cặp càng đầy thịt và lớp gạch ngậy béo.Theo nhân viên này, cua lông cái mỗi kg gồm khoảng 6-8 con, giá 949.000 đồng/kg, cua đực 4-5 con/kg có giá 849.000 đồng (mức giá đã giảm 17% so với giá niêm yết, giá gốc hơn 1 triệu đồng/kg). Khách thích ăn gạch có thể chọn cua cái và thích ăn thịt thì mua cua đực.
Cua lông sống rất khoẻ, có thể bảo quản ở ngăn tủ mát nhiệt độ khoảng 18 độ C, trong thời gian 3-5 ngày, chúng vẫn còn sống và không ảnh hưởng đến chất lượng.
Quầy cua lông Hong Kong bên trong một siêu thị lớn tại quận Bình Tân cũng hút khách. Giá mỗi kg cua lông Hong Kong tại đây là hơn 1 triệu đồng. Một nhân viên đừng quầy cho hay, cua lông chỉ được bán theo mùa. Tuy giá đắt nhưng nếu người nào đã ăn rồi thì vẫn mạnh dạn chi.
Đại diện một hệ thống bán hải sản cao cấp cho hay sức hút của cua lông Hong Kong là cua khi hấp lên thịt chắc, đặc biệt phần gạch béo ngậy, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đặc biệt, do phải đợi ít nhất từ 10-11 tháng mới tới đúng mùa của cua lông nên chúng được xem là một món ăn "mùa nào thức đó", giá cũng trở nên rất đắt.
Nhiều người cũng đang rao bán cua lông Hong Kong trên mạng xã hội với giá bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với các cửa hàng lớn. Họ khẳng định đây là cua lông "chính hãng" được "xách tay" về, không qua trung gian nên giá rẻ hơn.
Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm, có nhiều nguyên nhân khiến hải sản, đặc biệt là hải sản nhập khẩu có giá chênh lệch nhau. Phổ biến nhất là hải sản ngộp, hải sản đông lạnh thường giá rẻ hơn nhiều so với hải sản còn tươi sống, bơi lội được trong hồ. Do đó, người mua cần hỏi rõ để tránh trường hợp đáng tiếc.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.