Sau đợt dịch lần thứ tư, phải đóng cửa liên tiếp 3-4 tháng, chuỗi cà phê lớn đã chuyển hướng sang một mô hình mới nhỏ gọn, tiện lợi hơn là ki-ốt và xe đẩy.
Đầu tháng 10, cộng đồng kinh doanh F&B bất ngờ trước tin cửa hàng The Coffee House Signature trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TP.HCM) đóng cửa. Không chỉ đóng The Coffee House Signature mà một số chi nhánh The Coffee House khác cũng dán thông tin cho thuê mặt bằng.
Trao đổi với Dân Việt, đại diện The Coffee House cho biết hệ thống đóng các chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Các cửa hàng còn lại tại TP.HCM hiện vẫn phục vụ không quá 50% công suất theo quy định sau khi được phép hoạt động trở lại sau giãn cách.
Tổng Giám đốc The Coffee House - ông Lê Bá Nam Anh, đánh giá nhu cầu mua mang về đang trở thành thói quen mới sau giãn cách và mô hình ki-ốt, xe đẩy của doanh nghiệp sẽ đáp ứng phân khúc này.
Hệ thống sẽ kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường, mở các ki-ốt tại nơi có mật độ người tiêu dùng cao, còn xe đẩy sẽ mang đến một The Coffee House thu nhỏ khắp Việt Nam.
"Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ phát triển đa dạng mô hình The Coffee House Now xe đẩy và ki-ốt cuối năm 2021, đến đầu năm 2022", ông Nam Anh cho biết.
Chuỗi Chuk Chuk bán cà phê, trà sữa, kem của Kido ra mắt đầu tháng 6, cũng đi theo mô hình cửa hàng kết hợp ki-ốt và xe đẩy để thích ứng tình hình mới. Kido chọn kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường để mở ki-ốt Chuk Chuk, riêng xe đẩy sẽ có mặt tại mọi cung đường, trải khắp vùng miền trên cả nước.
Ông Trần Lệ Nguyên - Chủ tịch HĐQT Kido, cho hay năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển hệ thống cửa hàng, ki-ốt và xe đẩy khắp TP.HCM. Mô hình này được Kido kỳ vọng là động lực chính, đồng thời cũng là cách đi nhanh nhất để chạm đến tham vọng đạt tổng cộng 1.000 điểm bán vào năm 2025.
Không chỉ The Coffee House hay "tân binh" Chuk Chuk, nhiều "ông lớn" khác cũng đã nhanh chóng thích ứng, bổ sung thêm mô hình ki-ốt và xe đẩy để phục vụ nhu cầu mua cà phê mang đi của người dân ngay từ đợt dịch đầu tiên.
Tận dụng các vỉa hè rộng tại khu vực trung tâm TP.HCM hoặc bên dưới các tòa nhà văn phòng, nhiều ki-ốt, xe đẩy của các thương hiệu như Passio Coffee, Highlands Coffee, Guta… đã mọc lên và rất hút khách.
Tại góc đường Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng (quận 3), ki-ốt của thương hiệu cà phê Guta từ sáng đến trưa luôn tấp nập. Khách hàng là giới văn phòng tại nhiều tòa nhà xung quanh, họ tranh thủ mua cà phê trước giờ làm việc. Một số khách cũng nán ngồi lại trên vỉa hè, cao lắm khoảng hơn nửa tiếng rồi rời đi.
Cách đó vài bước chân, ki-ốt Passio Coffee nằm tại góc vòng xoay Hồ Con Rùa cũng nhộn nhịp. Giới văn phòng thường mua cà phê tại ki-ốt này trước khi vào giờ làm.
Trước đợt dịch thứ tư, nhiều người cũng bất ngờ khi "ông lớn" Highland Coffee xuống đường bán cà phê với những chiếc xe đẩy rất nhỏ gọn. Xe được đặt trước các tòa nhà văn phòng ở quận 1, quận 3 hoặc các tuyến đường "đón đầu" dân văn phòng đi làm ở khu vực trung tâm. Menu được rút gọn với những món dễ pha, nhanh chóng và nhu cầu cao vào buổi sáng như cà phê, cà phê sữa, bạc xỉu, trà đào.
Len lỏi và đi sâu hơn nữa vào mô hình ki-ốt và xe đẩy phải kể đến Ông Bầu. Các góc đường và vỉa hè tại TP.HCM xuất hiện nhiều xe đẩy mang thương hiệu cà phê Ông Bầu dưới hình thức nhượng quyền. Ngay từ đầu, thương hiệu cà phê của các ông Bầu (bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải - Chủ tịch NutiFood) đã xác định xe đẩy là một trong các hình thức nhượng quyền quan trọng nhất để trở thành người dẫn đầu về độ phủ với 10.000 điểm kinh doanh.
Sau khi rót vốn đầu tư vào chuỗi Phúc Long, Masan gần đây đã đưa thương hiệu cà phê, trà sữa này vào trong hệ thống WinMart dưới mô hình là một ki-ốt nhỏ, phục vụ mang đi. Hệ thống cửa hàng WinMart đang có độ phủ lớn nhất thị trường, cùng với mô hình ki-ốt tiện lợi, Masan đặt kế hoạch có ngay 1.000 ki-ốt bán trà sữa, cà phê chỉ sau 1 năm bước chân vào thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia F&B, sau đợt đóng cửa kéo dài và đợt dịch lịch sử vừa qua tại TP.HCM, thói quen của người dùng cũng thay đổi. Nhiều chuỗi quán cà phê lớn đang tìm đến mô hình ki-ốt và xe lưu động như một cách để thử nghiệm bán các món mang đi mà không phải lo nhiều về chi phí thuê nhân viên và mặt bằng.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.