Ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: “Hội chợ na Chi Lăng và các sản phẩm nông nghiệp 2022” nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm trái cây và các nông sản riêng có, đặc sắc của huyện nhà.
Qua đó, tạo điều kiện phát triển nghề nông và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân, góp phần phục hồi kinh tế của huyện Chi Lăng nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung.
Tham gia hội chợ na có khoảng 10 gian hàng đến từ các địa phương trồng na ở Chi Lăng. Trong ảnh: Ban tổ chức chấm gian hàng đẹp, chất lượng na tốt để trao giải. Ảnh: Duy Chiến
“Hội chợ cũng nhằm tôn vinh các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty tiêu biểu, xuất sắc đã có nhiều đóng góp trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm na và các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP và nông nghiệp an toàn. Tại huyện Chi Lăng sẽ công bố quyết định sản phẩm na đạt OCOP 4 sao và trao giải các vườn na mẫu cũng như đấu giá na và các sản phẩm nông sản chủ lực của Chi Lăng”, ông Vi Nông Trường chia sẻ.
Tham gia hội chợ, người dân trưng bày nhiều đặc sản ở Chi Lăng, trong đó có xôi trám ở xã Vân Thủy. Ảnh: Duy Chiến
Theo báo cáo, vùng sản xuất na Chi Lăng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ, với diện tích trồng na ước đạt trên 2.300 ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỷ đồng.
Mật ong rừng tự nhiên hút du khách. Ảnh: Duy Chiến
Hiện nay, diện tích na trên địa bàn Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92 ha. Dự kiến đến hết năm 2022, có ba sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Sau nhiều tháng bất ổn, các thỏa thuận thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mang lại sự rõ ràng hơn về cục diện thương mại mới cho khu vực sản xuất lớn nhất thế giới – châu Á.
Hơn 5,2 triệu bể bơi nổi trên mặt đất được bán ra tại Mỹ và Canada trong hai thập kỷ qua đang bị thu hồi sau khi có báo cáo về 9 ca trẻ em tử vong do đuối nước.
Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi đang nóng lên tại Hà Nội, khi 7-Eleven của Nhật Bản gia nhập thị trường để cạnh tranh với chuỗi GS25 của Hàn Quốc và Circle K, một đối thủ mới gia nhập thị trường.
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), luật thuế và chi tiêu mới được Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây sẽ làm tăng thêm 3,4 nghìn tỷ USD vào thâm hụt ngân sách của Mỹ trong một thập kỷ và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm y tế.
Đây là vòng đời kinh điển trong thế giới kinh doanh Trung Quốc. Một công nghệ hoặc sản phẩm tiềm năng xuất hiện. Hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ồ ạt lao vào đầu tư, tìm kiếm cơ hội. Họ tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.
Vừa rẻ, có công nghệ cao, lại dễ mua và được quảng cáo rầm rộ, sản phẩm Trung Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á, nhiều thương hiệu thậm chí thống lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sau nhiều tháng bất ổn, các thỏa thuận thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mang lại sự rõ ràng hơn về cục diện thương mại mới cho khu vực sản xuất lớn nhất thế giới – châu Á.
Hơn 5,2 triệu bể bơi nổi trên mặt đất được bán ra tại Mỹ và Canada trong hai thập kỷ qua đang bị thu hồi sau khi có báo cáo về 9 ca trẻ em tử vong do đuối nước.
Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi đang nóng lên tại Hà Nội, khi 7-Eleven của Nhật Bản gia nhập thị trường để cạnh tranh với chuỗi GS25 của Hàn Quốc và Circle K, một đối thủ mới gia nhập thị trường.
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), luật thuế và chi tiêu mới được Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây sẽ làm tăng thêm 3,4 nghìn tỷ USD vào thâm hụt ngân sách của Mỹ trong một thập kỷ và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm y tế.
Đây là vòng đời kinh điển trong thế giới kinh doanh Trung Quốc. Một công nghệ hoặc sản phẩm tiềm năng xuất hiện. Hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ồ ạt lao vào đầu tư, tìm kiếm cơ hội. Họ tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.
Vừa rẻ, có công nghệ cao, lại dễ mua và được quảng cáo rầm rộ, sản phẩm Trung Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á, nhiều thương hiệu thậm chí thống lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.