Một báo cáo từ IEA được công bố ngày 25/5 đã phát hiện ra rằng tổng đầu tư cho năng lượng sạch đang trên đà đạt 1,7 nghìn tỷ USD trong năm nay khi các nhà đầu tư chuyển sang năng lượng tái tạo, xe điện, năng lượng hạt nhân, lưới điện, lưu trữ và các công nghệ carbon thấp khác.
Trong đó, IEA dự kiến đầu tư vào năng lượng mặt trời sẽ đạt 380 tỷ USD trong năm 2023, so với đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu ở mức 370 tỷ USD.
Dave Jones, trưởng bộ phận nghiên cứu dữ liệu tại tổ chức tư vấn năng lượng Ember, cho biết: “Điều này tôn vinh năng lượng mặt trời như một siêu năng lượng thực sự".
Tuy nhiên, ông Jones nói thêm, "điều trớ trêu vẫn là một số nơi nắng nhất trên thế giới lại có mức đầu tư năng lượng mặt trời thấp nhất."
Tăng trưởng năng lượng tái tạo
Đầu tư hàng năm vào năng lượng sạch nói chung dự kiến sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2023 — tăng khoảng 25% so với năm 2021. Trong khi đó, dự kiến một nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong năm nay. Chi tiêu trong lĩnh vực này đã tăng 15% kể từ năm 2021, theo cơ quan giám sát năng lượng World Energy Investment có trụ sở tại Paris.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Năng lượng sạch đang phát triển nhanh chóng – nhanh hơn nhiều người nhận ra. Điều này thể hiện rõ ràng trong các xu hướng đầu tư, nơi mà các công nghệ sạch đang rời xa nhiên liệu hóa thạch. Nói một cách rất đơn giản nhưng rất nổi bật, 5 năm trước, đầu tư năng lượng toàn cầu là 2 nghìn tỷ USD, trong đó 1 nghìn tỷ USD dành cho năng lượng sạch và 1 nghìn tỷ USD dành cho nhiên liệu hóa thạch. Ngày nay, 1 nghìn tỷ USD dành cho nhiên liệu hóa thạch và 1,7 nghìn tỷ USD dành cho năng lượng sạch. Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ sẽ có hiệu quả đối với thị trường năng lượng và biến đổi khí hậu. Theo quan điểm của tôi, nó rất thú vị".
Ông Birol cho biết sự bùng nổ năng lượng sạch đặc biệt rõ ràng trong đầu tư vào năng lượng mặt trời. “Lần đầu tiên trong lịch sử, số tiền đầu tư vào năng lượng mặt trời cao hơn số tiền dành cho sản xuất dầu mỏ. Điều đó có thể mang tính biểu tượng nhưng rất quan trọng vì nó cho thấy tình hình đang thay đổi".
Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch vẫn tăng
Bất chấp những lợi ích đối với năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo nói chung, IEA cảnh báo rằng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đang tăng lên trong khi lẽ ra nó phải giảm nhanh để thế giới đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ví dụ, chi tiêu cho dầu mỏ giai đoạn thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) vẫn được dự đoán sẽ tăng 7% vào năm 2023, phần lớn là do một số công ty dầu khí quốc gia ở Trung Đông đầu tư nhiều hơn so với trước đại dịch COVID-19.
IEA cũng cho biết các nền kinh tế tiên tiến và Trung Quốc chiếm hơn 90% đầu tư mới vào năng lượng tái tạo, điều này gây ra "nguy cơ nghiêm trọng về các đường phân chia mới trong năng lượng toàn cầu nếu quá trình chuyển đổi năng lượng sạch không diễn ra ở những nơi khác."
Các nhà khoa học đồng ý rằng các quốc gia cần giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, nhưng bằng cách chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, để tránh tình trạng nóng lên toàn cầu, dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.