Thứ ba, 14/05/2024

Đầu tư cho giáo dục đại học ở Bình Dương cần tính đột phá cao hơn nữa

19/04/2023 3:14 PM (GMT+7)

Bình Dương có quy mô kinh tế lớn thứ 3 cả nước. Các trường đại học ở Bình Dương không thể dừng ở quy mô vừa và nhỏ. Dưới góc độ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng giáo dục đại học ở Bình Dương cần tính đột phá cao nữa.

Trường tư thuộc tập đoàn kinh tế như trường Đại học Quốc tế Miền Đông hay trường công như trường Đại học Thủ Dầu Một cần mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để khẳng định đẳng cấp.

Đạt đẳng cấp quốc tế thì không cần gắn nhãn "quốc tế" nữa

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư phát triển tại thành phố mới Bình Dương từ năm 2010. Hiện tại, trường EIU có 7 khoa đào tạo, với gần 3.000 sinh viên.

TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Trường EIU cho biết, trường là có mạng lưới kết nối với hơn 280 doanh nghiệp đối tác trong và ngoài nước. Trường kiên định mục tiêu chuẩn tiếng Anh đầu ra tối thiểu của sinh viên là IELTS 6.0.

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư phát triển. Ảnh: Trần Khánh

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư phát triển. Ảnh: Trần Khánh

EIU có kế hoạch mở ngành Y khoa, trình độ đại học. Hiện EIU có đào tạo ngành điều dưỡng nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực ngành y tế đang rất thiếu ở Bình Dương.

Trong chuyến thăm và làm việc tại trường EIU mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, EIU là trường đại học tư, phát triển theo mô hình do doanh nghiệp xây dựng và bảo trợ. Đây là ưu thế, cơ hội nhưng cũng là thách thức.

Thách thức dễ nhận thấy là sự thận trọng của EIU khi lựa chọn mô hình tương đối phổ biến như một số trường tư khác để phát triển.

Trong cơ cấu đào tạo, trường đại học tư thường có những ngành cơ bản như kinh tế, quản trị kinh doanh, một vài lĩnh vực công nghệ. Một số trường đại học  tư có khoa Khoa học sức khỏe, và cũng bắt đầu từ ngành điều dưỡng.

Khoa điều dưỡng tại trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU). Ảnh: Trần Khánh

Khoa điều dưỡng tại trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU). Ảnh: Trần Khánh

Bộ trưởng cho biết, đào tạo mỗi ngành cho thật tốt đều là đáng quý. Nhưng những ngành trên dễ đào tạo, dễ triển khai. Mà dễ triển khai thì ít rủi ro và thách thức. Tính đột phá vì thế cũng không cao.

EIU được doanh nghiệp đầu tư cơ sở ban đầu. Các nguồn thu như học phí được sử dụng cho chi thường xuyên. Đây là mô hình hay, đảm bảo tính phi lợi nhuận trong đầu tư giáo dục đại học.

Thế nhưng, nhà trường có sự lệ thuộc nhất định vào tập đoàn vì môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

Và nếu tầm nhìn, khác vọng của tập đoàn có sự thăng trầm, sai khác cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của trường. Đây cũng là thách thức của mô hình này.

EIU đang thực hiện tốt sứ mệnh của tập đoàn nhằm cung cấp và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Nhưng EIU cũng cần tính toán đến mở rộng thêm nguồn thu tài chính.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU). Ảnh: Trần Khánh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU). Ảnh: Trần Khánh

Tên của trường EIU có chữ "quốc tế" nhằm tạo vị thế để thu hút sinh viên. Thế nhưng, các trường đại học hàng đầu trên thế giới, không trường nào để tên là quốc tế.

Vì thế, EIU cần tính toán lộ tình mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên. Và Bộ trưởng Sơn mong rằng, khi đã đạt đến đẳng cấp quốc tế, EIU không cần gắn nhãn "quốc tế" nữa, chỉ cần gọi tên: Đại học Miền Đông là đủ.

Lấy khoa học làm ngành mũi nhọn

Đại diện khối công lập ở Bình Dương, Trường đại học Thủ Dầu Một xếp vị trí thứ 15 bảng xếp hạng toàn quốc. Đến nay trường đại học Thủ Dầu Một có 35.000 sinh viên và học viên sau đại học, tham gia vào thị trường lao động của tỉnh và miềm Đông.

TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu trưởng Trường đại học Thủ Dầu Một cho biết, miền Đông có kinh tế xã hội triển, có nhu cầu lớn về nhân lực được đào tạo bài bản. Vì thế sinh viên ra trường dễ tìm việc làm.

Trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Trường đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên, trong tổng số ngành đang đào tạo thì cơ cấu sinh viên của trường không cân bằng. Sinh viên tập trung nhiều ở khối ngành kinh tế, ngôn ngữ, kỹ thuật, luật. Các ngành khối khoa học xã hội và sư phạm có lượng sinh viên ít.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá, trường đại học Thủ Dầu Một là trường đa ngành nhưng phải xác định đâu thế mạnh đặc sắc để tập trung đầu tư. Trường cần có kế hoạch cụ thể để nhận diện lợi thế của vùng, của tỉnh để tận dụng và phát triển hơn nữa.

Đối với một khu vực kinh tế có yêu cầu cao về lĩnh vực khoa học công nghệ như miền Đông, cơ cấu ngành nghề của các trường đại học ở Bình Dương cần tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao, có tính thách thức cao.

Khi đặt ra và vượt qua được các mục tiêu cao, các trường đại học mới vượt lên một đẳng cấp khác. Đó cũng là trách nhiệm với tỉnh, với vùng, và với quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại trường đại học Thủ Dầu Một. Ảnh: Trần Khánh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại trường đại học Thủ Dầu Một. Ảnh: Trần Khánh

Sau này, khi kinh tế phát triển, người dân Bình Dương có yêu cầu cao hơn nữa về chất lượng sống. Ngoài khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, những ngành khoa học xã hội nhân văn cũng cần được đầu tư để Bình Dương đảm bảo phát triển cân bằng, toàn diện.

Bình Dương có quy mô kinh tế lớn thứ 3 cả nước. Các trường đại học ở Bình Dương không thể dừng ở quy mô vừa vừa, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Bộ trưởng đề Bình Dương nên tính toán ngay việc cung cấp nhân lực và chuyên gia cho các lĩnh vực này trong tương lai.

Cả trường công và trường tư đều gánh vác trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, cho vùng, cho cả nước.

"Việc nâng cao đẳng cấp không chỉ đòi hỏi các trường đại học mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn mà cần cả định hướng, kế hoạch đầu tư của của tập đoàn cũng như của lãnh đạo tỉnh Bình Dương", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.