"Tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết" là phương châm cần thực hiện, song các đợt giãn cách xã hội kéo dài đã gây đứt gãy chuỗi lưu thông hàng hóa và lao động, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, cắt giảm chi tiêu khiến tổng cầu giảm sâu...
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN ổn định hoạt động, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp trọng tâm, sẽ được triển khai trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023.
Chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước cũng đã chứng minh tinh thần đoàn kết luôn là vũ khí sắc bén giúp dân tộc Việt Nam giành được chiến thắng. Tinh thần này chính là vũ khí giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong 2 năm qua.
Ngay từ đầu năm 2020, dưới tác động nặng nề của dịch Covid-19, cộng đồng DN, doanh nhân đã nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành với đất nước; tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ vậy, DN còn đóng góp lớn vào Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19 và mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương, cùng nhiều sáng kiến hỗ trợ người dân như: ATM gạo, ATM ôxy, siêu thị 0 đồng; cùng các chương trình của Báo Người Lao Động, như "ATM thực phẩm miễn phí", "Tổ quốc cần, cả nước chung tay", "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch"... Tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị, DN, người dân là yếu tố then chốt quyết định mức độ hồi phục của kinh tế trong thời gian tới.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Để tận dụng được những cơ hội mới nhằm phục hồi kinh tế, năm 2022, chúng ta cần triển khai tốt, an toàn chiến dịch bao phủ vắc-xin diện rộng; ưu tiên tiêm cho lực lượng lao động khu vực DN và hộ kinh doanh cá thể.
Quan trọng không kém là triển khai hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ. Đặc biệt, chú trọng chính sách tài khóa hỗ trợ DN và hộ kinh doanh cá thể vượt qua khó khăn; sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý... Đồng thời, nâng cao năng lực giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự lan tỏa đến đầu tư tư nhân và khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
Một trụ cột quan trọng khác là thực hiện nhanh và hiệu quả việc cơ cấu lại nền kinh tế với định hướng phát huy lợi thế so sánh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát.
Triển khai và thực hiện chuyển đổi số trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính cũng là giải pháp rất quan trọng, nhất là khi thủ tục hành chính truyền thống và ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của người dân.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp trên sẽ góp phần đưa đất nước trở lại cao tốc tăng trưởng.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?