Thứ hai, 25/11/2024

Đề xuất hơn 10.000 tỷ đồng ngân sách xử lý 8 dự án BOT bất cập

17/05/2023 6:54 AM (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền để có thể sử dụng vốn ngân sách nhà nước xử lý 8 dự án BOT giao thông có bất cập, vướng mắc. Ước tính số tiền để xử lý các dự án tồn tại này khoảng 10.300 tỷ đồng.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có tờ trình Thủ tướng đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT. Đây là những dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa thu phí, hoặc không thể thu phí do vị trí đặt trạm thu phí bị người dân phản đối hoặc dự án đã thu phí nhưng doanh thu thực tế thấp hơn 30% so với phương án tài chính của hợp đồng…

Cụ thể, có 8 dự án BOT giao thông trong trường hợp trên, gồm: Cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn; vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa; Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 91 (Cần Thơ); Cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3; Nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk; Cầu Thái Hà; Cầu Việt Trì - Ba Vì; Hầm đường bộ Đèo Cả.

Đề xuất hơn 10.000 tỷ đồng ngân sách xử lý 8 dự án BOT bất cập - Ảnh 1.

Trạm thu phí Bỉm Sơn trên quốc lộ 1A được dùng để thu phí hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh phía Tây Thành phố Thanh Hóa, nhưng đặt ngoài phạm vi dự án nên nhiều năm qua tạm dừng hoạt động (Ảnh: Phạm Thanh).

Để giải quyết vướng mắc tại các dự án trên, Bộ GTVT đã đàm phán với nhà đầu tư một số giải pháp, như bỏ trạm thu phí có bất cập và kéo dài thời gian thu phí; đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung thêm vốn nhà nước tham gia vào dự án, nhưng không quá 49% tổng mức đầu tư). Bộ GTVT cũng đề nghị nhà đầu tư giảm tỷ suất lợi nhuận, ngân hàng xem xét giảm lãi suất vốn vay đối với khoản vay đầu tư dự án…

Với các giải pháp trên, theo Bộ GTVT, có 3 dự án BOT giao thông khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn 5 dự án dù bổ sung thêm vốn nhà nước vẫn không khả thi. Do đó, Bộ GTVT thống nhất với nhà đầu tư và các bên liên quan giải pháp chấm dứt hợp đồng BOT sau khi chủ trương xử lý được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

Bộ GTVT dự kiến, số vốn ngân sách nhà nước cần bố trí khoảng 10.300 tỷ đồng để xử lý các khó khăn, bất cập với 8 dự án BOT kể trên.

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng thông qua các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc với 8 dự án BOT theo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ khó khăn; đề xuất Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng cấp tín dụng cho những dự án BOT giao thông trên khoanh nợ, giữ nhóm nợ, giảm lãi suất các khoản vay…

Bộ GTVT đề xuất Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thống nhất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc các dự án BOT giao thông như trên, để thống nhất thực hiện.

Với nguồn vốn nhà nước để xử lý khó khăn, bất cập các dự án BOT giao thông trên, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT cân đối nguồn vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét trình cấp thẩm quyền quyết định, làm cơ sở thực hiện.

Trên cơ sở tờ trình của Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giao Bộ GTVT chủ trì, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án BOT giao thông nêu trên. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

Trước đó, Bộ GTVT cũng từng có nhiều văn bản báo cáo Chính phủ và cơ quan liên quan đề xuất giải pháp xử lý các vướng mắc, bất cập tại 8 dự án BOT giao thông kể trên. Ở các lần đề xuất trước, Bộ GTVT đưa ra phương án ngân sách chi ra khoảng 13.000 tỷ đồng để hoàn trả vốn cho nhà đầu tư, xác lập tài sản nhà nước và dừng thu phí thông qua mua lại các dự án.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...