Điện lực miền Nam đảm bảo cung cấp điện ổn định vào cao điểm Tết
Hồng Trâm
30/12/2022 7:00 PM (GMT+7)
Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ ưu tiên đảm bảo cung ứng đủ điện cho người dân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ thị trường, người tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đưa ra những phương án đảm bảo cấp điện cuối năm 2022, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Phương án này thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về đảm bảo điện phục vụ sản xuất cuối năm và sản xuất hàng Tết Nguyên đán Quý Mão.
Theo đó, EVNSPC đã chỉ đạo 21 công ty điện lực trực thuộc đang đóng trên các địa bàn từ Ninh Thuận, Lâm Đồng đến Cà Mau lập và triển khai các phương án đảm bảo điện cung ứng đủ điện cho các phụ tải, thực hiện các nội dung công việc luôn ở tâm thế "sẵn sàng" để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục.
Đáng chú ý, trong các ngày Lễ, Tết Dương lịch (từ 0 giờ ngày 31/12/2022 đến hết 24 giờ ngày 1/1/2023), Tết Nguyên đán Tân Mão (từ 0 giờ ngày 20/1/2023 - tức 29 tháng Chạp, đến hết 24 giờ ngày 26/1/2023 - tức mùng 5 Tết), các đơn vị không thực hiện các công việc trên lưới có cắt điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp cắt điện để xử lý sự cố.
Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ ưu tiên đảm bảo cung ứng đủ điện cho người dân trong dịp Tết. Ảnh: I.T
Ngoài ra, các công ty điện lực phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam lập phương thức vận hành hệ thống điện, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống trên hệ thống điện để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, an toàn và tin cậy.
Thông báo cho các đơn vị phát điện ngoài EVN chuẩn bị, đảm bảo mức độ sẵn sàng cao để đáp ứng yêu cầu huy động công suất; Lập và thực hiện phương án ưu tiên đảm bảo cung ứng đủ điện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ thị trường, người tiêu dùng.
Trong đó, ưu tiên các khách hàng sản xuất, các khách hàng chế biến sản phẩm phục vụ Tết, các khách hàng quan trọng tại các địa phương.
EVNSPC cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, củng cố lưới điện; lập và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp Lễ, Tết.
Đồng thời, đảm bảo cho các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch, các điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật chào mừng năm mới; tăng cường kiểm tra, khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết, nguy cơ vi phạm hành lang lưới điện, đảm bảo vận hành ứng phó kể cả các tình huống thời tiết cực đoan như mưa, bão, giông lốc, chiều cường...
Trong cao điểm Tết, các đơn vị không thực hiện các công việc trên lưới có cắt điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp cắt điện để xử lý sự cố. Ảnh: I.T
Các công ty phải sẵn sàng xử lý nhanh các tình huống để cấp điện an toàn, ổn định cho các khách hàng. Tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để các khiếm khuyết của thiết bị, xử lý các nguy cơ vi phạm hành lang tuyến nhằm đảm bảo vận hành ổn định các đường dây, trạm biến áp.
Ngoài ra, các đơn vị phối hợp khi có công tác trên lưới điện, đồng thời đẩy mạnh sử dụng thiết bị sửa chữa điện nóng, vệ sinh cách điện không cắt điện, kiên quyết không để xảy ra mất điện gây ngừng hoạt động sản xuất.
Phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện. Tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến dây.
Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh. Bố trí máy phát điện diezen dự phòng, củng cố lưới điện nhằm đảm bảo điện tại các địa điểm trọng điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hóa lớn của tỉnh/thành phố. Ngoài ra, đơn vị còn triển khai nhiều giải pháp khác để bảo đảm cung cấp điện liên tục trong cao điểm sắp tới.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.