Lộ trình này được đề cập trong báo cáo của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM (HFIC) gửi UBND TP về tiến độ xây dựng đề án phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.
Theo đó, hiện đề án đã hoàn thiện dự thảo 1 lần 2 sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế cao cấp, các tổ chức tài chính - kinh tế, các trường đại học... Mô hình trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM được HFIC báo cáo nêu rõ 3 cấu phần cụ thể, gồm: thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh.
Đáng chú ý, dự thảo 1 lần 2 của đề án này đã đưa ra lộ trình cụ thể gồm 3 giai đoạn xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM. Trong đó, giai đoạn đầu từ năm 2021-2025 sẽ củng cố vị thế TP HCM là trung tâm tài chính quốc gia. Nâng cấp từ trung tâm tài chính thứ cấp thành một trung tâm tài chính quốc tế trong bảng xếp hạng Chỉ số các trung tâm tài chính toàn cầu của GFCI trước năm 2025. Bước đầu định hình được khu trung tâm tài chính - thương mại phức hợp tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) nhằm thu hút các dịch vụ công nghệ tài chính (fintech) và ngân hàng số gắn với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh...
Các chuyên gia đề xuất trung tâm tài chính quốc tế sẽ kết nối trung tâm tài chính hiện hữu ở quận 1 với trung tâm tài chính thương mại phức hợp ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: TẤN THẠNH
HFIC nêu rõ trong giai đoạn đầu, đề án sẽ thí điểm cơ chế để những tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính; cấp phép fintech và ngân hàng số theo cơ chế quản lý nhà nước thí điểm. Đồng thời, thành lập thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh ở cấu trúc liên thông với các sở giao dịch hàng hóa quốc tế, thu hút các dự án mới tại khu phức hợp tài chính - thương mại Thủ Thiêm.
Các giai đoạn tiếp theo từ năm 2026-2030, tập trung phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính khu vực và từ năm 2031 trở đi sẽ trở thành trung tâm tài chính toàn cầu. Ở từng giai đoạn, đề án đều đặt ra mục tiêu, định hướng và giải pháp.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, cho biết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2021-2030, Chính phủ cũng đề cập việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM và thực tế, TP đang nỗ lực triển khai đề án này. Vì đây là trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP HCM nên trách nhiệm xây dựng không chỉ của thành phố mà còn của cả nước. Chính phủ cũng đã thông qua đề án xây dựng 2 trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM và trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.
"Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cần được ủng hộ bởi mong muốn của chúng ta là nâng cấp Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM từ lâu theo hướng mở rộng dần tỉ trọng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam... Dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến thể chế, tự do hóa cán cân thị trường vốn, tự do hóa chuyển đổi thị trường tiền tệ... nên phải được xem xét và trình Quốc hội trong thời gian tới" - PGS-TS Trần Hoàng Ngân nhìn nhận.
Theo đề án, định hướng việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM được đề xuất gắn với quá trình phát triển đô thị của TP, có sự kết nối hoạt động tài chính ở khu đô thị hiện hữu (quận 1 và quận 3) với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, việc phát triển trung tâm tài chính không chỉ giới hạn ở không gian địa lý mà cần tiếp cận theo định hướng không gian mềm. Trong đó, phần cốt lõi của thị trường tiền tệ ngân hàng, thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh, các định chế tài chính và các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ trực tiếp và gián tiếp nhằm thu hút nhà đầu tư.
Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, trung tâm tài chính quốc tế này sẽ kết nối trung tâm tài chính hiện hữu ở quận 1 với trung tâm tài chính thương mại phức hợp ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Song, vị trí đặt ở đâu không quá quan trọng vì xu hướng kết nối online, giao dịch online, công nghệ đang phát triển... Chẳng hạn, có thể là mô hình trung tâm tài chính với phố tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, kế toán) đi cùng các trung tâm thương mại, đầu tư, dịch vụ du lịch phức hợp mang tầm vóc quốc tế, khu phi thuế quan.
Theo Người Lao Động
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.