Cuối tháng 4/2022, Công ty Japfa Comfeed Việt Nam - khu vực phía Nam đã chính thức thông báo điều chỉnh giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi gà thịt, áp dụng cho trại trực tiếp với mức tăng 400 đồng/kg, thời gian áp dụng từ ngày 3/5.
Nguyên nhân tăng giá được Japfa đưa ra là do nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đang biến động rất mạnh.
Tương tự, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam cũng thông báo điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi từ 1/5 với mức tăng 400 đồng/kg cho thức ăn đậm đặc và heo con và 300 đồng/kg cho các loại thức ăn còn lại.
Công ty TNHH De Heus cũng buộc phải tăng giá thức ăn chăn nuôi do áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng quá cao.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 4, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn giữ ổn định ở mức cao từ cuối tháng trước do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng mạnh trong bối cảnh chiến tranh giữa Nga - Ukraine.
Khối lượng đậu tương nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2022 đạt 744.400 tấn và 493,3 triệu USD, giảm 0,5% về khối lượng nhưng tăng 19,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2022 đạt 2,6 triệu tấn và 863,7 triệu USD.
Giá thức ăn chăn nuôi thế giới tăng đã lập tức ảnh hưởng tới thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trong nước.
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 - 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7.
Đây là mức giá cao hơn từ 20 - 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đứng trước áp lực lớn, khi thời gian chốt giá các hợp đồng nhập khẩu đến gần, nhưng giá thế giới vẫn ở mức cao và các sản phẩm đầu ra như giá lợn, gà vẫn chưa có dấu hiệu tích cực.
Theo số liệu thống kê, khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 4/2022 ước đạt 220.000 tấn với giá trị đạt 156 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập k–hẩu đậu tương 4 tháng đầu năm 2022 đạt 744.400 tấn và 493,3 triệu USD, giảm 0,5% về khối lượng nhưng tăng 19,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 với 99% thị phần.
Trong khi đó, khối lượng ngô nhập khẩu tháng 4/2022 đạt 515.000 tấn với giá trị đạt 186,2 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2022 đạt 2,6 triệu tấn và 863,7 triệu USD, giảm 23,9% về khối lượng và giảm 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Ấn Độ và Brazil, chiếm 84,7% thị phần.
Trong khi đó, do tác động của xung đột Nga - Ukraine, giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới liên tục tăng phi mã.
Theo hãng tin Reuters, thị trường đậu tương và ngô trên sàn giao dịch kỳ hạn Chicago (Mỹ) tiếp diễn xu thế tăng trong tháng 4/2022 trong bối cảnh tăng trưởng nóng thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong đó, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2022 đóng cửa phiên 25/4 đạt 800,25 UScent/lb, tăng 65,25 UScent (tương đương 8,9%) so với phiên đầu tháng (1/4).
Giá ngô Chicago chạm mức cao nhất 10 năm do thời tiết bất lợi và xuất khẩu ở khu vực Biển Đen bị đình trệ bởi cuộc chiến Ukraine. Giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2022 đạt 1748,25 UScent/lb, tăng 165,5 UScent (tương đương 10,5%) so với đầu tháng.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), việc trồng ngô của Mỹ đã hoàn thành 4% vào ngày 19/4, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 6%. Các thương nhân lo ngại rằng giao tranh ở Ukraine sẽ titiếp tục làm gián đoạn xuất khẩu ở khu vực Biển Đen. Hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Achentina đã phục hồi trở lại gần mức bình thường sau một cuộc đình công lớn vào tuần trước.
Trong khi đó, ước tính đầu tiên của USDA về tiến độ trồng đậu tương cho năm 2022 cho thấy việc gieo trồng mới hoàn thành 1%, phù hợp với kỳ vọng trung bình của các nhà phân tích nhưng thấp hơn mức trung bình 5 năm là 2%.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.