Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Thúy Hà
05/09/2022 6:00 PM (GMT+7)
Chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp và tạo việc làm cho trên 60% lao động nhưng việc tiếp cận vốn tín dụng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất hạn chế.
Theo khảo sát, chỉ khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tài chính chính thống.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận được nguồn vốn chính thống từ các ngân hàng là do một số chương trình, gói hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả với doanh nghiệp nhỏ và vừa; thiếu các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thị trường vốn chưa phát triển.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân là một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực sự "mặn mà" đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cho vay cao.
Trước nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo bà Bùi Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% của Chính phủ.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thành lập những kênh tài chính riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng mức dư nợ cho loại hình doanh nghiệp này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
"Trong thời gian tới các ngân hàng cần tăng cường đào tạo cho cán bộ của mình để hiểu và chia sẻ coi các DN nhỏ và vừa là khách hàng tiềm năng. Về bản thân DN cũng cần tăng cường năng lực, nâng cao khả năng để đạt chuẩn vạy của ngân hàng” - bà Thủy nhấn mạnh.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?