Thứ sáu, 29/03/2024

Dòng tiền "bắt đáy"... co lại, VN-Index về vùng 1.000 điểm

11/10/2022 7:58 PM (GMT+7)

Trong phiên giao dịch hôm nay (11/10), điểm đáng chú ý là dù thị trường giảm rất mạnh nhưng vẫn không kích thích được dòng tiền bắt đáy như những phiên trước. Điều này thể hiện qua giá trị giao dịch chưa tới 13.000 tỷ đồng ở sàn HoSE và 1.200 tỷ đồng ở sàn HNX...

Dòng tiền "bắt đáy"... co lại, VN-Index về vùng 1.000 điểm  - Ảnh 1.

Chứng khoán lại có phiên giảm sâu tới hơn 36,28 điểm. Ảnh: IT

Lực bán mạnh đã xuất hiện ngay khi thị trường mở cửa và VN-Index lao nhanh xuống quanh khu vực 1.025 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Trong  phiên sáng nay, bộ đôi cổ phiếu ngân hàng TPB và TCB ảnh hưởng khá tiêu cực khi giảm tới gần 6%, thậm chí TCB có lúc đã lùi về giá sàn, khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn HoSE.

Ngoài hai mã trên, nhiều cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng cũng chìm trong sắc đỏ như SHB, STB, VPB, MBB, LPB…

Không chỉ nhóm ngân hàng, một số cổ phiếu bluechip gây ảnh hưởng mạnh như VHM, PDR, MSN, VIC, NVL… cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số với mức giảm 3% đến hơn 6%.

Ngoài ra, nhóm bất động sản, xây dựng như NBB, ITA, FCN, YEG, LDG, DPG, KHG, HTN, HBC, VCG, GEX, DXS, TIP, DXG, SCR, VPH, hay cổ phiếu chứng khoán BSI, VDS,… cũng giảm mạnh với mức giảm từ 6% đến 6,8%.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu thép có lẽ là những cái tên ngược dòng đáng chú ý, dù HPG vẫn đang giảm nhẹ, thì HSG, NKG có mức tăng khá trên dưới 3,5%.

Dòng tiền "bắt đáy"... co lại, VN-Index về vùng 1.000 điểm  - Ảnh 2.

Toàn cảnh thị trường phiên 11/10.

Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ giao dịch, khi chỉ số VN-Index lùi về quanh ngưỡng 1.025 điểm, áp lực bán tiếp tục lớn dần, trong khi lực mua chùn tay, khiến VN-Index tiếp tục lao dốc và để mất gần 30 điểm về gần 1.010 điểm khi kết phiên sáng.

Cụ thể, chốt phiên sáng, sàn HoSE có 52 mã tăng và 400 mã giảm (25 mã giảm sàn), VN-Index giảm 29,35 điểm (-2,82%), xuống 1.013,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 262,2 triệu đơn vị, giá trị 4.945 tỷ đồng, giảm gần 30% về khối lượng và 31% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 33 triệu đơn vị, giá trị 877,3 tỷ đồng.

Sàn HNX có 40 mã tăng và 184 mã giảm (14 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 6,38 điểm (-2,78%), xuống 223,47 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22,52 triệu đơn vị, giá trị 320,77 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,75 triệu đơn vị, giá trị 20,55 tỷ đồng.

Còn trên UpCoM, chốt phiên sáng UpCoM-Index giảm 1,07 điểm (-1,34%), xuống 79,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,1 triệu đơn vị, giá trị 183,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,35 triệu đơn vị, giá trị 15,2 tỷ đồng.

Dòng tiền "bắt đáy"... co lại, VN-Index về vùng 1.000 điểm  - Ảnh 4.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng mạnh đến thị trường hôm nay (11/10)

Bước sang phiên chiều, ngay khi mở phiên tình hình càng thêm tồi tệ. Nhà đầu tư đua nhau bán tháo khiến VN-Index không thể giữ mốc 1.000 điểm. Đến thời điểm 14h10 phút, chỉ số liên tục nới rộng biên độ giảm từ 30 điểm lên 43 điểm, VN-Index lùi về mức 998 điểm với 175 mã giảm sàn.

Đây là mốc điểm mà chỉ số VN-Index về mức thấp nhất 22 tháng qua, tương đương vùng giá đầu tháng 12/2020.

Dòng tiền bắt đáy tiếp tục tranh thủ lúc thị trường điều chỉnh mạnh để giải ngân. Nhờ đó, VN-Index thu hẹp biên độ giảm và chỉ còn giảm 36,28 điểm so với tham chiếu và chốt phiên tại 1.006,2 điểm (-3,48%).

Sàn HoSE chìm trong sắc đỏ khi 435 cổ phiếu giảm điểm, trong đó 134 mã chạm sàn.

Rổ VN30 có đến 8 cổ phiếu giảm hết biên độ gồm MBB, TCB, TPB, SSI, VRE, GVR, POW, STB. Một số cổ phiếu khác như KDH, VIB, NVL, MSN trong phiên cũng giảm sàn nhưng kịp hồi phục trong những phút cuối phiên. Trong rổ này, GAS là cổ phiếu duy nhất ngược dòng tăng điểm, còn lại các mã lớn khác thì cũng giảm nhẹ như VNM giảm 0,4%, SAB giảm 0,5%, MSN giảm 0,9%…

Nhóm ngân hàng tiếp tục là nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất, ảnh hưởng đến chỉ số chung khi TCB, TPB, MBB, STB đều giảm sàn. Điều này đến từ lo ngại về rủi ro hệ thống tại SCB và khả năng rủi ro pháp lý khi nhà nước chú ý nhiều hơn đến trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cổ phiếu bất động sản cũng là nhóm chịu ảnh hưởng rất lớn từ các thông tin lãi vay tăng và rủi ro về trái phiếu.

HNX-Index giảm 11,07 điểm (4,82%), xuống 218,78 điểm. UPCoM-Index giảm 2,19 điểm (2,73%) xuống 77,95 điểm.

Toàn thị trường hôm hay có tới 463 mã giảm giá, 222 mã giảm sàn, 755 mã đứng giá, chỉ có 146 mã tăng giá, 22 mã tăng trần. Thanh khoản thị trường đạt hơn 14.573 tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại, trong phiên hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh trong phiên sáng nhưng khi thị trường càng giảm sâu thì họ càng giải ngân mạnh. Tính chung toàn phiên, khối ngoại mua vào tổng cộng 1.300 tỷ đồng, trong khi giá trị bán ra là 1.150 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục năm thứ 7 liên tiếp, HAGL giải trình gì?

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi 1.125 tỷ đồng năm 2022 và vừa lãi tiếp 1.782 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Công ty kiểm toán Ernst & Young vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này và đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp kiểm toán đặt nghi ngờ với DN nhà bầu Đức.