UBND TP.HCM sẽ tập trung ưu tiên gỡ vướng cho 7 dự án bất động sản đang gặp vấn đề về thủ tục pháp lý trên địa bàn thành phố.
Trong thời điểm này, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản tăng lên đáng kể, thanh khoản thì kẹt cứng nhưng không nhiều doanh nghiệp giảm giá bán để giải quyết vấn đề. Có những lý do tế nhị khiến doanh nghiệp trong trạng thái “giằng co” như vậy.
Theo thông báo từ UBND TP.HCM, chiều ngày mai (20/2), lãnh đạo UBND thành phố sẽ cùng lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp họp để bàn cách "giải cứu" 7 dự án bất động sản. Điểm chung của các dự án này là đã được cấp phép từ lâu nhưng vướng thủ tục pháp lý nên phải dừng triển khai.
UBND TP.HCM sẽ họp với các doanh nghiệp để gỡ khó cho 7 dự án bất động sản, trong đó có 2 dự án của Novaland trong chiều thứ 2 tuần tới (ngày 20/2).
Theo HoREA, có 2 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay mà doanh nghiệp đối mặt, là vướng mắt pháp lý và thiếu vốn. Trong phần phát biểu của mình, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhận định năm 2023 sẽ là năm có tính “quyết định sống còn” với doanh nghiệp.
Số lượng dự án bất động sản đang triển khai trên cả nước nhưng phải tạm dừng lên đến cả ngàn dự án, với giá trị đầu tư khoảng 800 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 30 tỷ USD, trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội….
Theo HoREA, UBND TP.HCM và các sở, ngành sẽ nỗ lực và cam kết mạnh mẽ sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền trong thời gian tới đây.
Sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng bất động sản, các doanh nghiệp lĩnh vực này đang cùng nhận ra một điều cốt tử. Đó là muốn tồn tại qua cơn khủng hoảng, họ sẽ phải tự cứu lấy mình.
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, đối với khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô.
Khi chuyển nhượng dự án, một phần dự án thì doanh nghiệp phải nộp thuế, khắc phục tình trạng "chuyển nhượng chui, nấp bóng" dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, chuyển nhượng doanh nghiệp có thể làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.