HoREA kiến nghị cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng dự án dù chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Ảnh: PhuDong Group
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ "Góp ý một số quy định của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)". Trong đó, một vấn đề đáng lưu ý là HoREA kiến nghị cho phép chủ đầu tư được chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Cụ thể, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, việc chuyển nhượng dự án, một phần dự án là "hoạt động kinh doanh bình thường" thuộc "quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh" của doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, 2020.
"Luật Kinh doanh Bất động sản cần sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất - gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan - thì bên nhận chuyển nhượng chịu trách nhiệm thực hiện", ông Châu nói.
Theo ông Lê Hoàng Châu, trường hợp dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ đầu tư chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Trường hợp dự án chỉ có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có 2 trường hợp xảy ra: Chủ đầu tư chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước nên chưa được cấp.
Ngoài ra, Luật Đầu tư 2020 cũng đã quy định về "điều chỉnh dự án đầu tư", cho phép "nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu (…) sáp nhập các dự án hoặc chia tách một thành nhiều dự án…", kể cả trường hợp nhà đầu tư sau khi nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án có nhu cầu điều chỉnh, dẫn đến phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với nhà nước.
"Có ý kiến cho rằng nếu cho phép chuyển nhượng dự án "thông thoáng" thì một dự án có thể chuyển nhượng nhiều lần sẽ dẫn đến làm "đội giá" nhà ở, hoặc doanh nghiệp "lợi dụng xí phần" dự án rồi chuyển nhượng "kiếm chênh lệch giá, thu lợi bất chính".
HoREA nhận thấy không đáng quan ngại vì trong nền kinh tế thị trường thì giá cả do các quy luật thị trường quyết định, không phải do ý chí chủ quan của doanh nghiệp và Nhà nước có nhiều công cụ để kiểm soát, quản lý thị trường bất động sản", ông Châu nhận định.
Hơn nữa, theo ông Châu, khi chuyển nhượng dự án, một phần dự án thì doanh nghiệp phải nộp thuế, khắc phục tình trạng "chuyển nhượng chui, nấp bóng" dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, chuyển nhượng doanh nghiệp (thực chất là chuyển nhượng dự án) có thể làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa 14 "thông thoáng, hợp lý" hơn so với khoản 2 Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) do không yêu cầu bên chuyển nhượng dự án, một phần dự án là tài sản bảo đảm là nợ xấu phải "đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước".
Lãnh đạo HoREA cũng cho biết, pháp luật về đất đai quy định chủ đầu tư dự án chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Nghĩa vụ tài chính này chỉ thực hiện một lần. Bên nhận chuyển nhượng dự án thường là các tổ chức kinh tế có năng lực tài chính.
Vì vậy, hoàn toàn có thể bổ sung quy định bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này và không có "nguy cơ" làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.
"HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Theo đó, chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng mà không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa thực hiện hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thay cho bên chuyển nhượng", ông Lê Hoàng Châu, kiến nghị.
Sầu riêng 65.000 đồng/kg, dâu da 9.000 đồng/kg, bơ trái khổng lồ 18.000 đồng/kg, vải thiều 31.000 đồng/kg… thu hút hàng nghìn khách tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ diễn ra ở Suối Tiên - TP.HCM.
Taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức tung 500 xe ra vận hành tại Nha Trang từ ngày 1/6. Trong thời gian đầu, hãng phục vụ dịch vụ GreenCar - taxi tiêu chuẩn, với đội xe VF e34 và VF 5 Plus.
Vietjet là hãng bay chi phí thấp mang lại dịch vụ SkyBoss Business siêu tiện lợi và cao cấp trên tàu bay thân rộng, với ghế da giường nằm đa dụng và những trải nghiệm ẩm thực đặc sắc suốt chuyến bay.
Sầu riêng, mít, vải, thanh long, măng cụt, chôm chôm… đang vào vụ thu hoạch rộ. Theo đánh giá của UBND tỉnh Lạng Sơn, cao điểm có ngày 1.000 xe hàng đổ về các cửa khẩu của tỉnh này, trong khi năng lực thông quan chỉ đạt một nửa.
Với giá thuê đắt đỏ, hầu hết căn hộ dịch vụ hạng A đều nằm tại vị trí đắc địa trung tâm TP, khách thuê có thể hưởng trọn tầm nhìn trung tâm TP cùng với các dịch vụ cao cấp đi kèm.
Trong tháng 5, nhiều thương hiệu cho ra mắt các mẫu đồng hồ được làm từ vật liệu độc đáo như nhôm tái chế, titan và gốm công nghệ cao.