Tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng nay, đại diện Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) gửi đến nhiều chia sẻ về những khó khăn cộng đồng doanh nghiệp đanh gặp phải.
HoREA nói: "Có thể nói năm 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất, với gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 38,7% so với năm 2021, và năm 2023 sẽ là năm có tính “quyết định sống còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản".
Theo HoREA, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, thiếu thanh khoản nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đốngtài sản”, nên đã quyết liệt tái cấu trúc, thay đổi phương án kinh doanh; phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án. Quy mô sản xuất kinh doanh phải thu hẹp, chuyển nhượng bớt dự án, nhưng không tìm được người mua.
Chính vì không thể xoay sở, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân lực. Có nơi giảm đến 50-70% số lao động. Những lao động còn làm việc phải chấp nhận giảm lươngtừ 30-50%. "Cuối năm 2022, các doanh nghiệp không lo được lương tháng 13, thưởng Tết Qúy Mão cũng không có", HoREA chia sẻ.
Lãnh đạo Hiệp hội bất động sản TP.HCM nói rằng lĩnh vực bất động sản là một trong “21 ngành kinh tế cấp 1” quan trọng nhất của nền kinh tế của nước ta, nên thị trường bất động sản gặp khó khăn thì tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế, và tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Theo đại diện hiệp hội này, có 2 khó khăn lớn nhất mà thị trường bất động sản đang đối mặt, là “vướng mắc pháp lý” và khó khăn về vốn. Trong đó đến 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản là vướng pháp lý. Cùng với nêu khó khăn, HoREA cũng đưa ra 2 giải pháp để tháo gỡ.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng để tháo gỡ khó khăn về pháp lý, cần giải pháp đồng bộ từ Bộ ngành đến địa phương. Trong đó, nhưng vướng mắc về pháp lý” thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Hiệp hội đề nghị Chính phủ ban hành 4 Nghị định rất quan trọng trong tháng 2 hoặc đầu tháng 3/2023, gồm Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đất đai; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và Dự thảo Nghị định về quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án bất động sản, nhà ở, đô thị.
Về vốn, HoREA mong muốn Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép “nới tiêu chí” nhưng không phải là “hạ chuẩn tín dụng”, để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay đến hạn. Đồng thời, doanh nghiệp được giữ nguyên nhóm nợ, được “khoanh nợ xấu” đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3”, để có thể được vay vốn tín dụng mới với những bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.
Hiệp hội cũng đề nghị được xem xét, không cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.
HoREA thừa nhận nguồn vốn tín dụng là “bà đỡ” của doanh nghiệp bất động sản. Vốn tín dụng cũng là “bà đỡ” cho người mua nhà, và người mua nhà tạo dòng tiền, tạo thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 24,27% so với cuối năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân 14,17% của nền kinh tế, và chiếm 21,2% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Nhưng, HoREA dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, dư nợ tín dụng năm 2022 trên địa bàn khoảng 3,2 triệu tỷ đồng, trong đó tín dụng bất động sản chiếm khoảng 28%, tương đương 896.000 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 16% (thấp hơn so với bình quân cả nước 24,27%), và cao hơn không nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của thành phố, là 13,8%.
Nhưng, trong đó đến 70% là tín dụng tiêu dùng bất động sản, tương đương 627.200 tỷ đồng của cá nhân, hộ gia đình vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mua nhà. Như vậy, nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm 30% tương đương 268.800 tỷ đồng, có nghĩa là doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
"Hiệp hội nhận thấy, vào quý 3/2022 đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà ngày càng khó vay vốn tại các ngân hàng thương mại, nhiều hợp đồng tín dụng bị ngưng giải ngân giữa chừng, gây khó khăn rất lớn cho người vay, nên đề nghị nới “room” tín dụng năm 2022 thêm 1-2%, mà tốt nhất là nới “room” vào đầu quý 4/2022", HoREA trần tình.
HoREA cũng "so bì" khi bên cạnh tình cảnh cực kỳ khó khăn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, thì lại có “gam màu tươi sáng” của nhiều tổ chức tín dụng đạt lợi nhuận tăng “liên tục”, tăng “bền vững”, năm sau cao hơn năm trước trong cả 3 năm đại dịch COVID-19. Đồng thời mong muốn các tổ chức tín dụng thấu hiểu và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.