Theo phản ánh của các địa phương, hiệp hội, hiện có hàng trăm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước đang bị ách tắc, không thể triển khai.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tiếp tục đề xuất mở rộng các loại đất làm dự án nhà ở thương mại tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngay trước thềm Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường diễn ra hôm nay (15/1).
Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án phát triển nhà ở được chấp thuận mới và hoàn thành giảm so với các năm trước đây dẫn đến nguồn cung cho thị trường khá hạn chế, tuy nhiên giá nhà ở lại có xu hướng tăng, vượt quá khả năng đáp ứng về tài chính của đại đa số người dân có nhu cầu mua để sử dụng.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị bỏ quy định: Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền phải hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng thầu dự án. Bởi vì UBND cấp tỉnh không phải “người làm thuê” cho nhà đầu tư.
Theo HoREA, nếu không gỡ vướng quy định về "đất ở" thì sẽ không giải được chuyện tăng nguồn cung trên thị trường, khiến giá nhà ngày một tăng cao.
TP.HCM có gần 68.000 sản phẩm đủ pháp lý, chiếm 38% tổng nguồn cung đủ pháp lý cả nước, trong đó đến 97% là các sản phẩm cao tầng.
HoREA kiến nghị mở rộng hơn các đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại giá không quá 3 tỷ đồng/căn.
Theo HoREA, các địa phương thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, trong đó có yêu cầu thẩm định 'đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị' thì đang bị 'vướng' 03 quy định của 03 nghị định là Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 30/2021/NĐ-CP, Nghị định 49/2021/NĐ-CP.
Theo HoREA, vướng mắc trong thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đã khiến hàng trăm dự án ở TP.HCM "mắc cạn" dù đã có "cây đũa thần" là Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về cơ chế đặc thù.
HoREA cho rằng, hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn nhất, "xương xẩu" nhất kể cả trường hợp do Nhà nước thực hiện. Do đó, tất cả doanh nghiệp bất động sản đều "mơ ước" được tiếp cận quỹ đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.