Thứ bảy, 27/07/2024

Doanh nghiệp bất động sản “mơ ước” được tiếp cận quỹ đất thông qua đấu giá, đấu thầu 

10/09/2023 7:11 AM (GMT+7)

HoREA cho rằng, hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn nhất, "xương xẩu" nhất kể cả trường hợp do Nhà nước thực hiện. Do đó, tất cả doanh nghiệp bất động sản đều "mơ ước" được tiếp cận quỹ đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Góp ý một số điều của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Quốc hội và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh, tất cả doanh nghiệp bất động sản đều "mơ ước" muốn được tiếp cận quỹ đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, đô thị thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xây dựng quỹ đất để thực hiện đấu giá, đấu thầu hiện nay vẫn còn nhiều điểm "vướng".

Doanh nghiệp bất động sản “mơ ước” được tiếp cận quỹ đất thông qua đấu giá, đấu thầu  - Ảnh 1.

HoREA đề nghị cho phép tổ chức kinh tế thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với "đất khác không phải là đất ở". Ảnh: Quốc Hải

Cho phép DN thoả thuận nhận quyền sử dụng đất đối với "đất khác không phải là đất ở"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương "Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất (…); hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất".

Song, hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn nhất, "xương xẩu" nhất kể cả trường hợp do Nhà nước thực hiện, hoặc do doanh nghiệp thực hiện thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất. 

Từ đó dẫn đến tình trạng "đất da beo" không thể thực hiện được dự án, doanh nghiệp bị "chôn vốn", còn đất thì bị bỏ hoang làm "nhếch nhác" bộ mặt đô thị.

"Nếu thực hiện được việc 'Nhà nước thu hồi đất'  theo quy định tại Điều 112 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất thì sẽ làm tăng tính minh bạch và cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản", ông Châu nói.

Tuy nhiên, có thể do nguồn lực tài chính của Nhà nước có hạn, nhất là năng lực hạn chế của "Quỹ phát triển đất" và "Tổ chức phát triển quỹ đất", nên Nghị quyết 18-NQ/TW còn cho phép "Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại (…).

Đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia với nhà đầu tư để thực hiện các dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất".

"Để thực hiện chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW, HoREA đề nghị cho phép tổ chức kinh tế thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với "đất khác không phải là đất ở", gồm "đất nông nghiệp" hoặc "đất phi nông nghiệp không phải là đất ở" (không "dính" đất ở), từ đó để đa dạng hơn quỹ đất", ông Châu kiế nghị.

Không lo thất thoát ngân sách?

Hiện nay, đang có ý kiến quan ngại về việc "thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại", có thể dẫn đến hệ quả làm thất thu ngân sách nhà nước hoặc thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Liên quan đến lo lắng này, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu, cho rằng, để chống thất thu ngân sách nhà nước, chống thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai là phải tập trung xây dựng, hoàn thiện "các phương pháp định giá đất" và quy định về "áp dụng phương pháp định giá đất" phù hợp cho từng trường hợp để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của từng dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị.

"Quan ngại của việc 'thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại' thì sẽ dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai là không hợp lý, bởi lẽ đây là 02 vấn đề có tính độc lập với nhau", ông Châu nói.

Vì vậy, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 127 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định việc "sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất" cần bao gồm trường hợp nhà đầu tư "có đất khác không phải là đất ở".

"Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 158 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định "các phương pháp định giá đất, áp dụng phương pháp định giá đất", để "luật hóa" Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và để bảo đảm không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai", Chủ tịch HoREA kiến nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chủ tịch HĐQT 1 tập đoàn bất động sản từ chức

Chủ tịch HĐQT 1 tập đoàn bất động sản từ chức

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Hà Đô, vừa xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ông chính là người sáng lập lên Hà Đô trong thập niên 1990 và sẽ ngồi ghế "Chủ tịch sáng lập" sau khi từ chức.

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

Trước thực trạng hàng ngàn nhà trọ tư nhân đang có nhiều vi phạm, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất nhiều tiêu chuẩn mới về diện tích tối thiểu bình quân sàn/người, chiều rộng tối thiểu của hẻm xây dựng nhà trọ. Mục đích là tăng cường quản lý trong lĩnh vực này.

Giá đất mới nhiều nơi ở TP.HCM sẽ tăng 5 - 10 lần, sát hơn với giá thị trường

Giá đất mới nhiều nơi ở TP.HCM sẽ tăng 5 - 10 lần, sát hơn với giá thị trường

So với bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, giá đất dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 tại các khu vực trung tâm TP.HCM đã tăng gấp 5 - 10 lần.

Giá căn hộ tại TP.HCM tiếp tục leo thang

Giá căn hộ tại TP.HCM tiếp tục leo thang

Tuy có sự cải thiện nhưng nguồn cung căn hộ tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2024 vẫn còn hạn chế. Điều này thúc đẩy giá bán phân khúc này liên tục tăng.

Kiến nghị tăng mức hỗ trợ người dân sống trên kênh, rạch lên 70%

Kiến nghị tăng mức hỗ trợ người dân sống trên kênh, rạch lên 70%

Liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư đối với các hộ dân sống trên kênh, rạch... Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa đề xuất việc tăng mức hỗ trợ tối đa 70%.

Người mua nhà ở xã hội sắp được vay tiền lãi suất thấp

Người mua nhà ở xã hội sắp được vay tiền lãi suất thấp

Những người đủ tiêu chuẩn của Nhà nước để mua nhà ở xã hội sắp tới đây sẽ được tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp hơn hiện nay. Tuy nhiên, chính sách cấp vốn cho các chủ đầu tư dự án sẽ được giữ nguyên.