Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ lệnh tấn công Ukraine vào hôm 24/2, phương Tây đã đáp trả Nga bằng một loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn. Sự trừng phạt mà phương Tây đưa ra đối với Nga là chưa từng có tiền lệ đối với một nền kinh tế lớn. JPMorgan Chase ngày 3/3 dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 35% trong quý 2 năm nay và 7% trong năm 2022 vì phải chịu cú sốc tương đương với khủng hoảng kinh tế năm 1998.
Khi kinh tế Nga chao đảo, thế giới cũng chao đảo theo, vì Nga là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới. Có thể nói rằng, năng lượng là kênh tác động mạnh mẽ nhất của xung đột quân sự Nga-Ukraine đến kinh tế thế giới.
Dù phương Tây chưa nhằm vào xuất khẩu năng lượng của Nga, sự trừng phạt đến thời điểm này đã đủ để khiến giá dầu tăng từng ngày, từng giờ. Trong phiên giao dịch ngày 4/3, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đóng cửa ở mức hơn 118 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2013.
Giới đầu tư đang lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga ngay cả khi Mỹ và các nước đồng minh không trừng phạt bộ phận này của nền kinh tế Nga. JPMorgan Chase ước tính khoảng 66% số dầu xuất khẩu của Nga hiện không có khách mua vì khó thanh toán hoặc do nhà giao dịch lo sợ dính trừng phạt. Ngân hàng Mỹ này dự báo giá dầu giá dầu thế giới có thể đạt 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu dòng dầu từ Nga tiếp tục bị gián đoạn.
Từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới đã tăng hơn 40%, kéo giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh tại gần như tất cả mọi quốc gia. Một số chuyên gia nhận định xung đột vũ trang Nga-Ukraine có thể dẫn tới sự gián đoạn trên thị trường năng lượng ở cấp độ tương tự như những cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn vào thập niên 1970.
Đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất, vì kịch bản xấu nhất là Nga có thể cắt cung cấp khí đốt cho châu Âu để trả đũa phương Tây.
Một mối lo lớn của giới đầu tư toàn cầu vào lúc này là nguy cơ xuất hiện tình trạng kết hợp giữa lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế trì trệ (stagflation). Nỗi lo này đã khiến cổ phiếu bị bán tháo ở nhiều thị trường trong những ngày qua. Cùng với đó, nhà đầu tư mua mạnh những tài sản an toàn như vàng, đưa giá kim loại quý này tăng gần 8% từ đầu năm.
Có thể nói rằng Nga sẽ là nền kinh tế hứng chịu nhiều tổn thất nhất, nhưng thế giới cũng bị “vạ lây” không ít. Một dự báo của Oxford Economics cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ giảm 1,1 điểm phần trăm so với trường hợp không có cuộc xung đột vũ trang này.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.