Thứ sáu, 26/04/2024

Hội đủ các điều kiện huy động vốn, khách hàng vẫn được vay tín dụng thanh toán tiền đặt cọc

27/06/2022 3:00 PM (GMT+7)

Theo HoREA, tổ chức tín dụng chỉ không được cho vay để “thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai” như các trường hợp phân lô bán nền trái phép, hoặc các dự án nhà chung cư chưa xây dựng xong phần móng, chưa hội đủ các điều kiện để được huy động vốn theo quy định.

Hội đủ các điều kiện huy động vốn, khách hàng vẫn được vay tín dụng thanh toán tiền đặt cọc

Trong kiến nghị vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết đã nghiên cứu "Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước" ("Dự thảo Thông tư").

Hội đủ các điều kiện huy động vốn, khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc - Ảnh 1.

Các tổ chức tín dụng vẫn được cho vay để đặt cọc với các dự án đầy đủ các điều kiện huy động vốn. Ảnh: Quốc Hải

Theo đó, HoREA thống nhất về việc cần thiết bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được cho vay "thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật". 

Bởi lẽ, "Dự thảo Thông tư" vẫn cho phép tổ chức tín dụng cho vay để "thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc có đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật".

Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật thì không bị ảnh hưởng bởi lẽ các dự án kinh doanh bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai hội đủ các điều kiện huy động vốn, thì khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc.

"Tổ chức tín dụng chỉ không được cho vay để "thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai" như các trường hợp phân lô bán nền trái phép, hoặc các dự án nhà chung cư chưa xây dựng xong phần móng, chưa hội đủ các điều kiện để được huy động vốn theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định.

Hội đủ các điều kiện huy động vốn, khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc - Ảnh 2.

Người mua nhà rất qua tâm đến việc có hay không được vay tiền để đặt cọc dự án... Ảnh: Quang Duy

Theo ông Châu, các quy định pháp luật và đề xuất tại "Dự thảo Thông tư" (nêu trên) vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng mua, thuê mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai, vừa góp phần xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh".

Một số đề xuất chưa thật hợp lý, có biểu hiện của việc "thắt chặt tín dụng"

Cũng theo HoREA, có một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 "Dự thảo Thông tư") chưa thật hợp lý, chưa hạn chế được rủi ro tín dụng nhưng lại có biểu hiện của việc thắt chặt tín dụng.

Chẳng hạn, đề xuất tổ chức tín dụng không được cho vay "để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay" tại khoản 7 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 "Dự thảo Thông tư").

"Hiệp hội thống nhất về nguyên tắc này nhưng đề nghị tổ chức tín dụng được cho vay "để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay" trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay. 

Ví dụ: Cho vay mở sổ tiết kiệm chứng minh khả năng tài chính đi du học, du lịch; hoặc cho vay chứng minh khả năng tài chính để đấu thầu, đấu giá… mà khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay", ông Lê Hoàng Châu kiến nghị.

Vì vậy, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 "Dự thảo Thông tư") như sau: "Để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba, trừ trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay".

Hội đủ các điều kiện huy động vốn, khách hàng vẫn được vay tín dụng để thanh toán tiền đặt cọc - Ảnh 3.

Một số đề xuất trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nướcchưa thật hợp lý, có biểu hiện của việc "thắt chặt tín dụng"...

Hoặc, với đề xuất tổ chức tín dụng không được cho vay "góp vốn, hợp tác đầu tư" tại khoản 8 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 "Dự thảo Thông tư").

HoREA thống nhất về nguyên tắc với đề xuất này, nhưng đề nghị tổ chức tín dụng vẫn được cho vay "góp vốn, hợp tác đầu tư" trong trường hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay. 

Ví dụ:  Cho vay để góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; Cho vay để hợp tác đầu tư với bên thứ ba; Nhận chuyển nhượng vốn góp; Bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa mà người vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Việc kiểm soát nhu cầu vốn thông qua biện pháp không được cho vay tín dụng chỉ nên quy định trong các trường hợp như: Nhu cầu vốn cho các mục đích mà pháp luật cấm, ví dụ như mua bán vũ khí, ma túy, buôn lậu; Nhu cầu vốn cho các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, ví dụ như mua bán vàng miếng;  Nhu cầu vốn để đảo nợ hoặc nhằm mục đích che giấu nợ quá hạn/nợ xấu.

Đối với các ngành nghề không khuyến khích cho vay thì chỉ yêu cầu áp dụng các điều kiện tín dụng khắt khe hơn để hạn chế tín dụng, ví dụ như giới hạn tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm; giới hạn về tỷ lệ cho vay/tổng dự nợ…

Đối với khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt, có tài sản bảo đảm tốt, thanh khoản cao, pháp lý đầy đủ thì tài sản đó cũng được xem là nguồn lực tài chính của khách hàng như là vốn tự có, vốn đối ứng, ứng trước của khách hàng trong dự án/phương án vay vốn. 

Cuối cùng, do điểm b khoản 7 Điều 1 "Dự thảo Thông tư" sử dụng từ "kiểm soát" việc "cho vay mua, kinh doanh bất động sản" và "kiểm soát" việc "cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn".

Điều này đã dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước định hướng "thắt chặt" tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả "thắt chặt" cho vay để mua bất động sản cao cấp do đây là khoản vay "có giá trị lớn".

 Điều này có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng "ngại" hoặc "không dám" cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở, hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà,… mà điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Do vậy, nên thay thế từ "kiểm soát" bằng từ "quản lý" hoặc cụm từ "tăng cường quản lý" và Ngân hàng Nhà nước cần quy định "khoản vay có giá trị lớn" để thuận tiện cho công tác thống kê và quản lý.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank chia sẻ: "Khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mớI".

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.