Thứ năm, 02/05/2024

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt?

01/11/2022 6:30 AM (GMT+7)

Huế vốn đã yên bình, bước vào mùa mưa lại càng tĩnh lặng. Những cơn mưa "xối xả, trắng trời" khiến con đường dài hơn, như muốn ôm trọn người ta vào lòng.

Theo kinh nghiệm của nhiều người, mùa khô (thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8) chính là thời điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch Huế vì trời nắng đẹp, du khách tha hồ diện đủ kiểu trang phục để dạo chơi.

Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, những cơn mưa không được tính bằng ngày mà dai dẳng cả tháng, cả mùa khiến người ta ngại đến Huế. Có lẽ, ai cũng sợ nỗi buồn mưa Huế giăng mắc vào tâm tư.

Nhưng chính những cơn mưa dầm dề lại làm nên nét thơ cho vùng cố đô trầm mặc. Đến Huế "trái mùa", tôi dành một ngày cho hành trình ghé thăm các lăng tẩm, nơi cất giấu hồi ức các đời vua Nguyễn. 

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Khu tẩm điện lăng Minh Mạng

Đến lăng Minh Mạng (xã Hương Thọ) khi những vị khách dần ra về bởi bầu trời đang chuyển sang màu xám, tôi vớt vát chút ánh sáng ít ỏi cuối cùng để chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc uy nghiêm, hài hòa với thiên nhiên, sâu sắc về ý tưởng.

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Lầu Minh Lâu

Được bao bọc bởi một vòng La thành, quần thể kiến trúc bên trong lăng đăng đối trên trục dọc theo đường Thần đạo. Ở phần trước lăng, kiến trúc thưa thoáng.

Từ Đại Hồng Môn, tôi đi qua Bái Đình với 2 dãy tượng trang nghiêm dẫn lối đến Bi Đình. Cuối sân triều lễ, Hiển Đức Môn như cánh cổng mở ra khu vực tẩm điện với điện Sùng Ân nằm ở trung tâm. Càng vào sâu, mật độ kiến trúc càng dày.

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Hoằng Trạch Môn

Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá, hồ nước phía sau. Hệ thống ba cầu Tả Phù, Trung Đạo, Hữu Bật bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh, dẫn vào lầu Minh Lâu. Trong ấn tượng đầu tiên, Minh Lâu cao hai tầng, tám mái nổi bật với sắc đỏ, vừa cổ kính lại vừa tươi sáng.

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Lầu Minh Lâu

Cơn mưa cuối cùng cũng kéo đến. Tôi ngồi lại rất lâu chỉ để nhìn mưa nhỏ giọt từ mái ngói. Là nơi ngắm cảnh nên lầu Minh Lâu có vị trí đẹp mắt. Từ Minh Lâu nhìn xuống sẽ thấy cầu Thông Minh Chính Trực và hồ Tân Nguyệt ôm lấy một phần Bửu Thành. Có lẽ vì mưa, ít khách tham quan, nên tôi có đủ khoảng không tĩnh lặng cho riêng mình.

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

Cầu Thông Minh Chính Trực và hồ Tân Nguyệt ôm lấy một phần Bửu Thành

Trời không gió nhưng mưa vẫn bay từng hạt nhỏ, đọng trên lá xanh, rơi nhẹ xuống mặt hồ. Từng giọt bong bóng mưa vỡ òa trên nền gạch. Mưa Huế rất Huế, cứ rả rích khiến tôi chỉ biết "buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua".

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Cầu Trung Đạo - một trong hệ thống 3 cây cầu bắc qua hồ Trừng Minh

Nhìn về hướng Hoằng Trạch Môn, phong cảnh chẳng khác gì một bức tranh thủy mặc. Dưới tán thông mát rượi, mái ngói cổ kính sậm màu hơn trong mưa, nổi bật giữa nền xanh của cây cối.

 

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

Một đôi bạn trẻ trong bộ áo dài truyền thống đang trú mưa càng khiến khung cảnh thêm phần lãng mạn. Đất đai, cây cối như trút được cơn mệt nhọc, thức dậy cùng với mưa xanh.

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Trú mưa ở Hoằng Trạch Môn

Cái tĩnh lặng của sông hồ, vững chãi của núi non đưa tôi về với sự yên tĩnh, thoải mái và thanh tịnh trong tâm hồn. Trong giây phút ấy, tôi tin mình đã đến Huế vào khoảng thời gian đẹp nhất.

 

Du lịch Huế mùa buồn nhất năm có gì đặc biệt? - Ảnh 9.

Đừng chỉ nghe nói, mà hãy sống một ngày, thậm chí nhiều ngày, với Huế, bạn sẽ càng yêu hơn mảnh đất cố đô vào những ngày mưa dầm tưới ướt cỏ cây.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản.